Lúa có tên tiếng Anh là “Rice” còn “Nếp” là “Sticky Rice” hay “Glutinous Rice” có tên khoa học là “Oryza sativa” thuộc họ “Graminae” là cây dạng bụi cây sống hàng năm nhưng có thể sản xuất qua lúa chét lên đến 30 năm.
Lúa gạo là loại ngũ cốc cho hơn 2/3 dân số thế giới, đặc biệt nhất là khu vực Châu Á và Châu Phi.
Viện nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế gọi tắt là “IRRI” được thành lập vào năm 1960 và những năm sau đó đã có rất nhiều giống/dòng Lúa cải tiến được lai tạo qua nhiều thế hệ nhằm có được tính chống chịu hay kháng lại với các yếu tố hữu sinh và vô sinh trong môi trường canh tác lúa, giống lúa có dạng thấp cây đạt năng suất cao (High-Yielding Varieties = HYV) và cũng từ đó đã tạo ra phong trào “Cách mạng xanh” (Green revolution) thực hiện thành công ở một số nước. Từ năm 1961-1985 sản lượng lúa gạo của thế giới tăng gấp 2 lần mà đặc biệt nhất là thành quả của giống IR8 do IRRI lai lai tạo đã phòng thích từ năm 1962, giáo sư nông học người Mỹ là Norman Ernest Borlaug đã nhận giải Nobel thế giới vì hòa bình năm 1970. Từ năm 1985 qua các thao tác về di truyền (Genetic manipulation = GM) lai tạo giống đã đưa ra nhiều ý tưởng về chuyển gene và làm cuộc “Cách mạng gene” nhằm phục vụ cho sự gia tăng dân số và biến đổi khí hậu. Đến năm 2006, quyển sách về “The Gene Revolution: GM Crops and Unequal Development” tạm dịch “Cách mạng gene – Cây trồng chuyển gene và sự phát triển chưa cân xứng” của Giáo sư Nhật là Sakiko Fukuda-Parr được coi như là cha đẻ ra ý tưởng “Cách mạng Gene”.
Về giống Lúa: Có những khái niệm hay qui định cần nắm về giống Lúa.
Các dòng Lúa đã được lai tạo đến tháng 5/2019 của IRRI là IR80398 dòng. Khi tuyển chọn giống thường dùng từ ngữ là “dòng/giống” vì trong danh sách tuyển chọn có dòng và có luôn cả giống. Dòng thường là chưa được thuần, vẫn còn phân ly về chiều cao, dạng hạt v.v…
Giống Lúa khác với “Lúa giống”: Giống IR64 nhưng đây là lúa thường, khi tiến hành đúng các biện pháp về qui trình sản xuất lúa giống thì khi thu hoạch Giống IR64 nầy đạt chuẩn là “Lúa giống”.
Trước tiên xin đề cập đến đến các giống Lúa mùa địa phương (traditional rice) Nam bộ đã được trồng trước đây với dạng hình cao cây, năng suất thấp, bị ảnh hưởng bởi quang kỳ (lúa cấy hay sạ sau nầy phải qua tháng 10 âl. lúa mới đòng và trổ bông “tháng 10 chưa cười thì tối” là ngày ngắn) và mỗi năm chỉ trồng có 1 vụ.
Một số giống Lúa mùa như là Vé Vàng, Nàng Thơm, Sóc nâu, Đốc Phụng, Móng Chim, Cà Đung, Tàu Chệt Cụt, Tàu Hương, Ba Kiếu, Tráng Lựa, Tiều Mẵng, Huyết Rồng, Châu Hạng Võ, Nàng Loan, Nàng Thơm Chợ Đào.… Hầu hết các giống mùa địa phương thì đã qua chọn lọc tự nhiên lâu đời nên rất thuần về chiều cao, dạng hạt cũng như chất lượng gạo.
Tiếp theo là tên giống Lúa từ “IRRI” hầu hết là giống cải tiến (improved rice).
Thí dụ: Giống IR2061-214-3-8-2 (Được đặt tên là International Rice 28 = IR28 năm 1974).
Số 2061 là số dòng đã được lai tạo đến thứ tự là 2061 dòng lai, ở thế hệ F2 (F1 là đầu dòng) rồi tiến hành trồng F3 theo hàng để tuyển chọn tiếp (do qua nhiều thế hệ “F2…F6” cần có gia phả “Pedigree” nên phải đánh số) trong thế hệ F3 nầy có cả thảy là 806 hàng lúa. Khi lúa chín đánh giá thấy ở hàng 214 có những bụi lúa đẹp, rồi chọn lấy 3 bụi. Số tiếp theo là IR2061-214 và 3 bụi được chọn được thêm từ bụi số 1 đến số 3 là IR2061-214-1 (bụi số 1), IR2061-214-2 và IR2061-214-3. Khi đánh giá thấy bụi số 3 là tốt hơn 2 bụi còn lại nên lấy IR2061-214-3 (F4) cấy tiếp thế hệ tiếp theo.
Thế hệ F5 cũng cấy theo hàng như trên và khi đánh giá đã chọn 10 bụi nên có các số là IR2061-214-3-1….đến IR2061-214-3-10. Sau cùng bụi thứ 8 được chọn nên có số là IR2061-214-3-8. Lấy bụi nầy cấy ở thế hệ F6. Chọn được 3 bụi IR2061-214-3-8-1…. IR2061-214-3-8-3 nhưng kết quả đánh giá và chọn bụi có các đặc tính đồng đều tốt nhất là IR2061-214-3-8-2. Cuối cùng được đặt tên là IR28 = IR2061-214-3-8-2. Tương tự cho các giống khác như IR36, IR42…
Ngoài ra, còn các khái niệm như “Lúa nương” (upland rice), “Lúa nước sâu” (deep water rice), “Lúa hoang” (wild rice), “Lúa thơm” (aromatic rice), và “Lúa vàng” (golden rice) do có chuyển gene “vitamin” như vitamin A… Vì “IRRI” đóng tại Philippines và Viện Nghiên cứu Lúa Philippines (PhilRice) được thành lập vào năm 1985 được đảm nhận trách nhiệm kiểm tra toàn quốc về nguồn di tử (germplasm) cải tiến và quyết định đặt tên cho các giống lúa với tiếp đầu ngữa là PSBRc (Philippine Seed Board Rice). Do đó, tất cả các giống lúa được phóng thích ở Philippines sau năm 1988 đều được chỉ định PSBRc.
Lúa có các bộ phận như rễ lúa, rễ thuộc dạng rễ chùm (crown root), chồi lúa có biến động lớn, số chồi tối đa có thể lên đến 40 chồi tùy thuộc vào giống. Lá lúa mọc từ mắt lá và mọc đối xứng cách nhau (lá dưới, lá trên) do giai đoạn mạ và đẻ nhánh (chưa vươn lóng, nên các mắt sát nhau, không thấy lóng) lá lúa cũng có biến động từ 10 đến 21 lá, và số lóng thật thấy được là từ 9-12 lóng. Gié lúa (panicle) có gié chính và gié phụ, các gié lúa mang bông lúa (spiklet) (vì có bộ phận đực và cái như một hoa), bông lúa là lưỡng tính sau nầy trở thành hạt lúa (grain); một gié lúa có thể mang từ vài chục hạt lên đến vài ba trăm hạt lúa.
Hai giai đoạn quan trọng nhất của cây lúa là giai đoạn đòng đòng (booting stage) và giai đoạn trổ hoa (flowering stage) thụ phấn.
Hình 1. (A) Hình dạng của một gié lúa, (B) Các phần cấu tạo của bông lúa, (C & D) Hạt lúa; (E) Các bao phấn, dỉnh trấu hay vỏ trấn bất thụ (mũi tên), (F-H) Bộ phận cái: bầu noãn và tâm lá noãn (nuốm và vòi nhụy).
Hình 2. (A) Gié lúa, (B) Các hoa lúa đã thụ tinh và bao phấn cũ (hư) đưa ra bên ngoài, vỏ trấu khép kín, một số hạt đang thụ phấn (2 vỏ trấu mở ra và có bao phấn đưa lên).
Hình 3. (A) Sau vươn lóng (mũi tên là đất hay mắt, giữa các đốt là lóng) đang phân hóa đòng, (B-C) Đòng đang phân hóa (1-2mm) cần bón phân, (D) Đã phân hóa đòng xong, hình thành các gié (chính và phụ) cũng như số hạt trên gié.
Như chúng ta đã biết lúa gạo được người Việt Nam ăn hàng ngày và có quá nhiều chủng loại là thức ăn được chế biến từ lúa gạo (cả nếp). Thành phần dinh dưỡng trong lúa gạo như sau:
BẢNG 1. THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG TRONG 100g GẠO TIÊU DÙNG | |||
NĂNG LƯỢNG (CALORIES) 73,5 | |||
(%) Bổ sung cho nhu cầu hàng ngày | |||
Chất béo tổng số 0,1g | 0% | ||
Chất béo hòa tan 0g | 0% | ||
Chất béo chuyển vị 0g | |||
Cholesterol 0mg | 0% | ||
Sodium 0mg | 0% | ||
Carbohydrate tổng số 16,9g | 6% | ||
Chất xơ 1,3g | 5% | ||
Đường 0g | |||
Protein 1,1g | 2% | ||
Vitamin A | 0,8% | Vitamin C | 63,3% |
Calcium | 0,2% | Sắt (Iron) | 88,9% |
Riboflavin | 7,6% | Niacin | 2,2% |
Phosphorus | 3,6% | ||
(%) Bổ sung sung hàng ngày dựa theo nhu cầu cần thiết bình quân là 2.000 | |||
Calories | 2.000 | 2.500 | |
Chất béo tổng số | Ít hơn | 65g | 80g |
Chất béo hòa tan | Ít hơn | 20g | 25g |
Cholesterol | Ít hơn | 300mg | 300mg |
Sodium | Ít hơn | 2.400mg | 2.400mg |
Carbohydrate T. số | 300g | 375g | |
Chất xơ hàng ngày | 25g | 30g |
Hình 4. Các giống lúa khác nhau cho ra gạo cũng có nhiều màu khác nhau.
Tại các tỉnh phía Nam việc đa dạng về thời vụ canh tác lúa tùy thuộc vào địa thế đất đai cũng như hệ thống thuỷ lợi mà có vùng trồng 2 vụ lúa / năm hoặc 3 vụ lúa / năm; thậm chí có đến 7 vụ lúa / 2 năm; 1 lúa + 1 tôm, lúa tôm hay lúa cá, lúa tôm + tôm. Từ năm 1992 đến nay, có nhiều chương trình đã thực hiện rất thành công trên cây lúa như chương trình “Quản Lý Dịch Hại tổng Hợp” (IPM), “không phun thuốc trừ sâu sớm ở giai đoạn đầu của cây lúa “40 NSKS”, chương trình “3 giảm 3 tăng”, “Một phải 5 giảm”, “Gieo sạ đồng loạt né rầy”, “Công nghệ sinh thái”. Tuy nhiên, dù là chương trình nào cũng cần có kiến thức nhất định về sinh học của cây lúa cũng như dịch hại và thiên địch của chúng. Các yếu tố môi trường tác động đến hệ sinh thái mà chúng đang sinh sống, hệ sinh thái là một thể thống nhất, “hệ sinh thái cân bằng động”, “hệ sinh thái khỏe hay hệ thống kháng”. Khi đất khỏe, cây trồng khỏe, cây trồng có sức đề kháng cao, thiên địch trong hệ sinh thái đa dạng và phong phú thì việc ứng dụng “phòng trừ sinh học tự nhiên” sẽ hiệu quả. Tuy nhiên, trong những trường hợp mất cân bằng trong “hệ sinh thái” như là khi có sự di trú dịch hại đến ruộng mới trồng mà thiếu vắng thiên địch, điều kiện canh tác sau lũ lụt hay khô hạn kéo dài, đốt đồng tràn lan trên diện rộng hay sử dụng thuốc không đạt được hiệu quả như mong muốn thì quần thể dịch hại luôn gia tăng, khả năng ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch là rất lớn. Ngoài việc lấy “IPM” là chiến lược và còn chiến thuật thì trong quyển sổ tay hướng dẫn “Quản lý dịch hại trên cây lúa” sẽ giúp nhận dạng đúng đối tượng dịch hại, biết được vòng đời của sâu hại hay qui trình lây nhiễm của bệnh hại và việc ứng dụng thuốc một cách thông minh sẽ mang lại hiệu quả về kỹ thuật, kinh tế và môi trường nhằm phục vụ cho nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Ruộng lúa F2 đang giai đoạn đẻ nhánh
Ruộng lúa F2 đang giai đoạn trổ và vào chắc
+ Tác nhân: Ấu trùng và thành trùng bọ trĩ Thrips (Bagnallia) oryzae Williams cùng tên Stenchaetothrips biformis.
+ Đặc điểm và Vòng đời:
– Trứng đẻ từng trứng rải rác trong mô lá, hình bầu dục, khi mới đẻ có màu trong suốt, lúc sắp nở có màu vàng xanh. Giai đoạn trứng: 4-5 ngày.
– Sâu non mới nở thân có màu trong suốt, sau lần lột xác thứ nhất có màu vàng nhạt. Giai đoạn sâu non: 5-8 ngày (tuổi 1 và tuổi 2).
– Nhộng làm ngay trong bao lá mà giai đoạn ấu trùng đã cuốn lại, nhộng có màu vàng sẫm, không di chuyển. Giai đoạn này phần phụ nhìn thấy rõ, cánh kéo dài tới đốt bụng thứ 4. Giai đoạn tiền nhộng và nhộng: 2-3 ngày (còn gọi là tuổi 3 và tuổi 4).
– Con trưởng thành mới vũ hoá có màu nâu sáng, sau chuyển sang màu xám đen. khá nhanh nhẹn, có kích thước chiều dài khoảng 1cm. Râu đầu hình chuỗi hạt 7 đốt, đốt gốc to hơn các đốt trên, mắt kép tương đối nhỏ. Trưởng thành có cơ thể hình thon dài hẹp, con đực có kích thước nhỏ hơn con cái. Giai đoạn trưởng thành: 10-18 ngày. Con cái trưởng thành đẻ khoảng vài trăm trứng, chúng đẻ gọn trong 4 đến 5 ngày, nhưng đẻ nhiều nhất là ngày thứ 2, 3, 4. Tại khu vực các tỉnh, thành phía Nam bọ trĩ trong một vụ lúa phát sinh 1-3 thế hệ, nhưng quan trọng nhất là thế hệ thứ 2.
Hình 5. Hình dạng bọ trĩ trưởng thành trên lúa (trái), trứng và ấu trùng (phải)
+ Vòng đời của bọ trĩ:
Hình 6. Vòng đời của bọ trĩ trên lúa từ 12-18 ngày
Nhiệt độ thích hợp để bọ trĩ phát sinh phát triển là từ 28oC đến 32oC. Gặp thời tiết có mưa sẽ làm giảm rõ quần thể bọ trĩ. Quần thể bọ trĩ phát triển mạnh ở những năm hạn hán vì trong điều kiện hạn kéo dài làm cho các loài thiên địch thiếu sự đa dạng. Bọ trĩ có khả năng kháng thuốc cao đặc biệt là con trưởng thành.
+ Triệu chứng gây hại:
Bọ trĩ ấu trùng và trưởng thành đều chích hút nhựa của mô lá lúa. Giai đoạn mạ chúng chích hút phần gần chóp của lá lúa và có triệu chứng nhiều chấm lốm đốm trắng, khi ruộng bị tấn công nặng làm cho chỗ bị chích hút mất nước, chóp lá khô và cuốn quăn lại. Bọ trĩ tấn công cả lúa trồng có nước và trồng cạn và chúng tấn công mạnh nhất từ 7 đến 15 ngày sau khi sạ.
Hình 7. Ruộng lúa ở giai đoạn mạ bị bọ trĩ tấn công (trái) do thiếu nước, triệu chứng gây hại trên chóp lá lúa (phải)
+ Biện pháp quản lý
– Nên dọn sạch cỏ dại vì bọ trĩ có thể sống ký sinh trên cỏ.
– Một số loại nấm, bao gồm Paecilomyces spp. và Verticillium lecanii, đã được ứng dụng ngăn ngừa tốt bọ trĩ.
– Bón phân Hữu cơ Cao cấp Genki/Hakase trước khi sạ giúp đất giữ ẩm, rễ phát triển nhanh, tạo lá sớm và có lá mới liên tục, lá dễ bung ra, bọ trĩ không nơi cư trú bỏ đi.
– Phun Annong Grow Cứng cây giúp cây lúa chống chịu và phục hồi nhanh.
– Sử dụng thuốc VINUP 40EC gồm có 2 gốc là Abamectin và Azadirachtin để phun khi phát hiện triệu chứng.
Hình 8. Lúa giai đoạn mạ giữ đủ nước tránh được bọ trĩ
+ Tác nhân: Ấu trùng của sâu năn Orseolia (=Pachydiplosis) oryzae
+ Đặc tính và vòng đời:
Trứng được đẻ thành từng trứng hoặc thành từng nhóm nằm dưới mặt lá và gần gốc lá, đôi khi trứng cũng được đẻ ở bẹ lúa. Một trưởng thành cái có thể đẻ từ 100-200 trứng. Trứng mới đẻ có màu sắc thay đổi từ màu trắng đến màu hồng, đỏ hoặc vàng; nhưng trước khi nở chúng đều chuyển sang màu vàng. Trứng rất cần ẩm độ cao để phát triển và nở. Giai đoạn trứng từ 3-4 ngày thì nở. Trưởng thành cái sau khi vũ hóa 12-18 giờ phần lớn thì chết, đời sống trung bình 3 ngày.
Ấu trùng mới nở có màu trắng xám, chúng cần khoảng 6 giờ để bò xuống phiến lá với một lớp sương mỏng sau đó bò xuống bẹ lá và thân rồi đục một lổ ở bên trên hoặc bên cạnh của đốt lúa để chui vào. Thông thường một ấu trùng chỉ đục một chồi. Ấu trùng trải qua 3 tuổi từ 15-20 ngày.
Nhộng hình thành bên trong lá hành hay cọng năn, nhộng rất dễ phân biệt nhộng đực và nhộng cái nhờ vào kích thước và màu sắc, nhộng đực có kích thước nhỏ và có màu nâu trong khi nhộng cái có kích thước lớn hơn và có màu tím nhạt, chúng sẽ chuyển sang màu tối hơn trước khi vũ hoá.
Hình 9. Hình dạng trưởng thành sâu năn (Muỗi hành)
Trưởng thành có hình dạng giống như muỗi thường, có tập tính hoạt động vào ban đêm và bị hấp dẫn bởi ánh sáng đèn. Trưởng thành cái có màu đỏ sáng phía dưới bụng. Ngay sau khi vũ hóa thì vừa bay vừa bắt cặp và ít giờ sau thì đẻ. Ở giai đoạn tiền nhộng có thể ngũ nghỉ và ngưng hoạt động trong lúa hoang hoặc cỏ dại trong suốt mùa khô, giai đoạn nhộng từ 2-8 ngày. Thành trùng vũ hóa vào ban đêm hoặc sáng sớm.
+ Vòng đời sâu năn.
Hình 10. Vòng đời của sâu năn từ 25-30 ngày
+ Triệu chứng gây hại:
Triệu chứng khi xuất hiện ra bên ngoài sau khi cây lúa bị sâu năn tấn công thì lá đọt có màu xanh nhạt hoặc trắng bạc, khi quan sát kỹ đọt lúa giống như lá hành hay cọng năn, có chiều dài khoảng 10-30 cm và chiều rộng khoảng 1 cm.
Ấu trùng sống bên trong và tấn công đỉnh sinh trưởng của cây lúa. Do vậy, nó làm kích thích sự phát triển đỉnh tâm sinh trưởng của lá sơ khởi trong cùng bị vặn, theo sau là sự kéo dài của bẹ lá. Thông thường sau khi ấu trùng tấn công vào đỉnh sinh trưởng của cây lúa thì một tuần sau đó “lá hành” sẽ xuất hiện. Phần lớn sâu năn tấn công từ giai đoạn mạ đến cuối đẻ nhánh. Mốt số trường hợp chúng cũng tấn công trên lúa chét (ratooning) sau khi thu hoạch.
Sự xuất hiện và gây hại chính ở vào mùa mưa trên lúa nước cạn, tuy nhiên cũng thấy chúng xuất hiện ngay cả trên lúa Đông Xuân trong nhiều vụ vừa qua. Ở những giống lúa có khả năng nhẩy chồi nhiều gặp điều kiện thời tiết thích hợp cho sâu năn nhưng thiên địch ít thì sự gây hại của chúng gia tăng mật số rất nhanh.
Sâu năn có thể hoàn thành từ 1 đến 2 thế hệ trong cỏ rồi sau đó bay vào ruộng luá. Những ngày có nhiều mây, ẩm độ trung bình khoảng 75% và nhiệt độ trung bình tối hảo là từ 23-270C thì thích hợp cho sâu năn phát triển mật số.
Một số cây là ký chủ phụ của sâu năn: Cỏ Chỉ (Cynodon dactylon (L.) Pers.), Cỏ Lồng vực cạn (Echinochloa colona (L.) Link, Cỏ Lông gai đen (Heteropogon contortus (L.) Beauv., Panicum miliaceum L., Sacciolepis interrpta (Willd.) Stapf, Lúa hoang (Oryza offiscinalis).
Hình 11. Triệu chứng gây hại của sâu năn (khi thấy xuất hiện cọng hành hay năn là muỗi đã lột xác bỏ lại và đã đi khỏi)
+ Biện pháp quản lý
– Để ngăn ngừa sâu năn ngay từ đầu vụ nên bón lót phân Hữu cơ cao cấp Genki/Hakase, giúp cây mọc khỏe có nhiều chồi sớm.
– Khi tăng phân Đạm cao thì mật số sâu năn gia tăng mật số, ngược lại khi gia tăng phân Đạm có kết hợp với phân Lân thì sẽ giảm tỷ lệ sâu năn gây hại.
– Sâu năn có rất nhiều thiên địch, hiệu quả nhất là nhóm “Chuồn chuồn”. Nếu như bón phân cân đối ngay từ đầu vụ, quản lý nước tốt cộng với sự bảo tồn hệ thiên địch thì sâu năn luôn xuất hiện ở một tỷ lệ rất thấp.
– Hai loài ong ký sinh là Propicroscytus oryzae (ký sinh ấu trùng) và Platygaster sp. (ký sinh nhộng) lên đến hơn 80%.
– Ở những ruộng có tỷ lệ hại trên 30% tỷ lệ chồi, bón thêm phân để cây lúa có khả năng đền bù và phục hồi chồi hữu hiệu mới thì không có ảnh hưởng đến năng suất.
– Phun phân qua lá Annong GROW cứng cây ngay từ giai đoạn mạ (15-20 ngày sau sạ) và giai đoạn đẻ nhánh (25-30 ngày sau sạ) hoặc ngay khi phát hiện triệu chứng nhằm hỗ trợ các chồi chưa nhiễm có sức đề kháng cao.
+ Tác nhân: Ấu trùng sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalococis medinalis)
+ Đặc điểm và vòng đời:
– Trứng: Hình bầu dục có vân mạng lưới rất nhỏ, đẻ từng trứng ở mặt trên và mặt dưới lá, trứng mới đẻ có màu hơi đục khi gần nở chuyển màu ngà vàng.
– Sâu non: Sâu non có 5 tuổi, mới mở màu trắng trong, đầu có màu nâu đen, khi lớn cơ thể chuyển màu xanh lá mạ – màu vàng, đầu màu nâu sáng.
Tuổi 1 rất linh hoạt có thể bò khắp trên lá, chui vào trong bẹ lá; tuổi 2, 3 trở đi nhả tơ để khâu 2 mép lá nhiệt độ nóng làm tơ rút lại và cuốn lá sâu non nằm trong cạp biểu bì. Sâu non đẫy sức chuyển màu vàng hồng chui ra khỏi bao bò xuống gốc lúa, bẹ lá dệt kén mỏng hoá nhộng hoặc hoá nhộng trong bao lá.
– Nhộng có màu vàng – nâu đậm, thường thấy trong lá bị cuốn.
– Trưởng thành: Mép trước của cánh trước có màu nâu vàng, có hai vệt xiên màu nâu đen từ trên mép cánh xuống 2/3 cánh. Trưởng thành thường bay không xa, trưởng thành cái đẻ trứng về đêm, ban ngày ẩn nấp, có xu tính mạnh với ánh sáng, con cái mạnh hơn con đực. Trưởng thành thường tìm những ruộng xanh tốt để đẻ trứng, mỗi con cái có thể đẻ trên 100 trứng, rải rác trên lá lúa.
Hình 12: Hình dạng trứng (A), Ấu trùng tuổi 5 (B), nhộng (C) và trưởng thành (D) của sâu cuốn lá nhỏ
+ Vòng đời:
– Thời gian đẻ trứng: 6 – 7 ngày;
– Sâu non: 14 – 16 ngày;
– Nhộng: 6 – 7 ngày;
– Trưởng thành sống: 2 – 6 ngày.
Hình 13. Vòng đời của sâu cuốn lá nhỏ
+ Triêu chứng gây hại:
+ Biện pháp quản lý:
– Mật độ sạ, cấy vừa phải, luôn tạo bộ tán lá khỏe (healthy canopy), bộ lá dứng thẳng vì đặc tính của sâu cuốn lá là từ dưới bay lên khi có lá nằm ngang thì mới bám vào đẻ trứng.
– Vệ sinh cỏ dại xung quanh.
– Quản lý tốt phân bón đa lượng NPK, bổ sung phân trung vi lượng qua lá như Annong GROW Cứng cây ở các giai đoạn.
– Có nhiều loài thiên địch tấn công sâu cuốn lá nhỏ, nên bảo tồn thiên địch.
– Khi thật cần thiết thì sử dụng thuốc VINUP 40EC hay Gold GUM 0,3EC.
+ Tác nhân: Ấu trùng loài Pelopidas mathias.
+ Đặc điểm và vòng đời:
Thành trùng màu nâu, khi đậu xếp cánh nhìn thấy 4 cánh, 2 cánh sau nằm bên trong xếp thành hình bánh lái, 2 cánh trước nằm bên ngoài có một số đốm trắng xếp như hình phân nửa cánh quạt mo, mắt to, cuối râu đầu có “móc”. Trưởng thành thường bay theo đường “zigzag” con cái đẻ trứng rời rạc nằm gần nhau có màu trắng sữa, lúc gần nở có màu sẫm.
Ấu trùng màu xanh nhạt, cấu trúc giữa đầu và mình gần giống như có cổ. Ấu trùng có 5 tuổi, tiền nhộng có tơ nhưng khi vào nhộng thì nhộng trần.
+ Vòng đời
Hình 15. Vòng đời của sâu cuốn lá lớn Pelopidas mathias
+ Triệu chứng gây hại
Ấu trùng khi mới nở cuốn lá nằm bên trong và cặp biểu bì là dọc theo gân lá, đôi khi chúng bò ra bên ngoài và có thể chụm vào 2-3 lá xếp dính vào nhau. Thông thường thì mật số của sâu cuốn lá lớn trong ruộng lúa rất thấp, phần lớn sự tấn công trên lá là do sâu cuốn lá nhỏ, thỉnh thoảng mới phát hiện được sâu cuốn lá lớn.
Hình 16. Triệu chứng gây hại của sâu cuốn lá lớn
+ Biện pháp quản lý:
Quản lý như sâu cuốn lá nhỏ, hơn nữa chưa khi nào sâu cuốn lá lớn bộc phát mật số và có quần thể lớn nên không gây hại đến năng suất. Trong phần nầy để dễ phân biệt giữa sâu cuốn lá nhỏ và sâu cuốn lá lớn.
+ Tác nhân: Trên ruộng lúa có 2 chủng (genus) hay giống sâu đàn, sâu keo, sâu ăn tạp (Mythimma separata, Spodoptera litura và Spodoptera mauritia) tấn công trên nhiều loại cây trồng kể cả cỏ hoang nên cũng rất dễ nhằm lẫn với nhau. Chúng thuộc bướm đêm (ngài) Noctuidae. Trong phần nầy xin đề cập đến loài Spodoptera mauritia (còn gọi là sâu đàn) vì chúng thường xuất hiện trên lúa ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
+ Đặc điểm và vòng đời
Con trưởng thành có thân hình mập mạp là loài bướm đêm màu nâu sẫm có chiều dài khoảng 15-20 mm và độ rộng cánh từ 30-40 mm. Cánh của bướm cái có màu nâu xám với các đường gợn sóng và một điểm tối ở dưới trung tâm. Bướm đêm đực có những chùm lông lớn trên chân trước. Cánh của bướm đêm đực có màu xám hơn. Các cánh sau có màu nâu màu trắng với rìa mỏng màu đen. Bướm đêm là loài sống về đêm và ẩn náu trong các kẽ hở trên đất hoặc dưới thảm thực vật vào ban ngày. Trưởng thành bay mạnh khỏe và di chuyển khoảng cách xa để sinh sản. Trưởng thành sau khi được vũ hóa và giao phối 1-2 ngày sau bắt đầu đẻ trứng.
Lúa giai đoạn từ 4 đến 20 ngày có ngập nước thì bướm thích đẻ trứng. Bướm thì từ các gò cỏ dại, do chúng ăn cỏ khi chưa có lúa, làm nhộng trong đất, khi nắng nóng nhộng ngủ nghĩ (diapause) khi nhiệt độ thấp có mưa, xuống giống thì nhộng vũ hóa đồng loạt thành bướm.
+ Trứng
Một con cái thường đẻ 5-6 ổ trứng thon dài, mỗi khối chứa 150-200 trứng ở đầu các lá thẳng đứng. Trứng được bao phủ bởi những sợi lông xám được lấy từ phần hậu môn của con cái. Mỗi trứng là hình cầu và màu kem khi vừa mới đẻ sau chuyển màu nâu. Trứng thời gian là 5-6 ngày. Số lượng tối đa số trứng do con cái đẻ từ 528 đến 1084 trứng vào đêm đầu tiên sau khi giao phối. Tổng cộng số trứng được đẻ là từ 1332-2368 trứng của một con cái có con số trứng đẻ lên đến 2750 trứng trong vòng 3-9 ngày.
+ Ấu trùng
Trứng thường nở vào buổi sáng, ấu trùng mới nở rất nhanh nhạy và ăn chất diệp lục từ đỉnh lá. Chúng nằm trong các mép cuộn tròn của lá non nên khó nhìn thấy. Thỉnh thoảng nhả tơ bay theo gió qua đến các cây khác Con mới nở có màu xanh lục nhạt với mặt bên và mặt lưng màu trắng hơi vàng sọc và có chiều dài khoảng 2 mm và khó nhận thấy trên tán lá. Ấu trùng trải qua 5-6 tuổi, thời gian 17-32 ngày. Khi lớn lên, ấu trùng trở thành màu nâu xám với hình lưỡi liềm hình đốm đen ở 2 bên thân. Đầu nang của ấu trùng phát triển đầy đủ có màu sẫm, có ba đường bên dọc theo cơ thể với các phân đoạn sẫm màu. Ấu trùng đẫy sức dài 35-40 mm, màu xanh lục đậm đến nhạt, có màu xám sậm. Màu sắc thay đổi rất nhiều và hiển thị khác nhau, khi bị va chạm ấu trùng cuộn tròn thành một vòng, đây là một đặc điểm chung cho loài sâu đàn.
+ Nhộng
Để tạo thành nhộng, ấu trùng đẫy sức đào hang trong đất để tìm một nơi thích hợp cho hóa nhộng. Nhộng có màu nâu sẫm và có chiều dài 13-17 mm, có hai gai mảnh ở đỉnh cuối thân, nhộng kéo dài từ 7-10 ngày.
Hình 17. Chu trình phát triển của loài Mythimma separata
Hình 18. Chu trình phát triển của loài Spodoptera litura
Hình 19. Chu trình phát triển của loài Spodoptera mauritia
+ Triệu chứng gây hại:
Sâu tuổi 1 sống và gây hại trên cây bằng cách gặm thủng mô lá thành những lỗ nhỏ. Từ tuổi 2-3 sâu bắt đầu chui xuống gốc, ban ngày nằm cuộn tròn dưới đất gần gốc, ban đêm bò lên cắn đứt ngang thân cây, sâu tuổi càng lớn, hay mật số càng cao sống tập trung thành đàn lớn lúc nầy chúng cắn phá cả ban ngày lẫn ban đêm và cắn phá rất mạnh làm cho cả ruộng lúa bị đứt ngang. Khi ruộng thiếu thức ăn, sâu sẽ di chuyển sang ruộng khác và thường di chuyển thành đàn nên gọi là sâu đàn.
Hình 20. Triệu chứng gây hại trên lúa của sâu đàn Spodoptera mauritia
+ Biện pháp quản lý:
– Vệ sinh đồng ruộng, loại bỏ cỏ dại ở các gò đất hoang xung quanh ruộng tránh làm nơi cư trú và thức ăn cho sâu đàn.
– Dẫn dụ bằng bã chua ngọt để diệt trưởng thành (trộn lẫn đường, dấm, rượu, nước tỷ lệ 4: 4: 1: 1 cho thêm 1% thuốc trừ sâu.
– Khi ruộng có nước mà mật số sâu quá cao có thể thả vị vào ăn.
– Vì sâu sống theo đàn và sống bên ngoài thân hình to, không kháng thuốc nên dễ trị bằng thuốc khi thật cần thiết như “HETSAU 0,4EC”, Gold GUN 0,3EC.
+ Tác nhân: Ấu trùng Melanitis leda imene
Trưởng thành:
Có màu nâu sẫm với đôi cánh lớn có một vài dấu màu đen và vàng giống như con mắt trên mỗi cánh trước và sáu đến 7 đốm trên cánh sau.
Trứng :
Trứng được đẻ thành từng cụm nhỏ, mỗi cụm có từ 2, 3 và 6 trứng ở mặt dưới của phiến lá. Mỗi quả trứng hình cầu (đường kính khoảng 1mm), có màu trong mờ nhạt pha màu xanh lục vàng nhạt. Bề mặt nhẵn mịn bằng mắt thường, khoảng 3 ngày sau khi đẻ thì nở.
Ấu trùng:
Sâu non gặm một phần vỏ trứng để thoát ra ngoài và sau đó tiếp tục ăn gần như hoàn toàn phần còn lại của vỏ trứng. Nó có thân hình trụ màu trắng và chiều dài cơ thể ban đầu khoảng 3-3,1mm. Cơ thể được bao phủ bởi các dãy lông ở lưng và bên. Ở phần cuối, có một cặp mảnh hướng về sau, đầu màu nâu sẫm có cặp sừng ngắn và tròn cùng một vài vết lồi ra bên.
Ấu trùng có 5 tuổi với tổng thời gian khoảng 15-20 ngày, ở tuổi 5 cơ thể có màu vàng nhạt đến xanh với phần đầu, sâu sừng có những thay đổi đáng kể về màu sắc. Sừng thường có màu đỏ đến nâu đỏ, một số có màu trắng ở mặt sau. Phần đầu có màu đen với các mảng màu xanh lục và các mảng màu trắng bên, hoặc hoàn toàn màu xanh lá cây với các dải màu trắng bên. Tuổi 5 có thời gian khoảng 4,5-5,5 ngày, cơ thể phát triển chiều dài tối đa khoảng 45-51mm.
Nhộng:
Giai đoạn tiền nhộng 1 ngày sau đó đi vào nhộng. Chiều dài của nhộng: 21-22mm. Toàn thân nhộng được bao phủ vỏ màu xanh đậm treo lơ lửng trên lá, rất dễ bắt gặp. Sau 6 ngày phát triển, nhộng trở nên có màu sẫm, và đốm hình nhẫn trên cánh trước giờ đây có thể được nhìn thấy qua da nhộng ở miếng đệm cánh, sau đó 1 ngày bướm trưởng thành xuất hiện để bắt đầu giai đoạn tiếp theo trong vòng đời của nó.
Hình 21. Chu trình phát triển của sâu sừng xanh trên lúa
+ Triệu chứng gây hại
Thường thì sâu sừng xanh chỉ xuất hiện lác đác trong ruộng, vì màu sắc rất tiệp với cây lúa nên khó phát hiện chúng ngay từ lúc ban đầu khi cò là ấu trùng tuổi nhỏ. Sự gây hại của chúng thường là cắn rách bìa lá, ấu trùng tuổi lớn có thể cắn ngang lá lúa.
Hình 22. Triệu chứng gây hại của sâu sừng xanh
+ Biện pháp quản lý
Đây cũng là loài sâu ăn lá (leaf feeding insect) và thường thì mật số không cao, nên quản lý chúng như sâu cuốn lá nhỏ và sâu cuốn lá lớn.
+ Tác nhân: Ấu trùng loài Nymphula depunctalis
+ Đặc tính và vòng đời
– Trưởng thành là loài bướm đêm nhỏ, màu trắng sáng mỏng manh với các mảng gợn sóng màu nâu và đen nhạt. Bướm dài khoảng 5 mm.
– Trứng: Trứng có hình tròn, dẹt, đường kính 0,5 mm. Nó có màu vàng nhạt và có bề mặt nhẵn. Trứng trưởng thành có màu sẫm hơn và phát triển thành hai chấm màu tía.
– Ấu trùng: Màu xanh lá cây mờ nhạt với đầu màu cam, mang các sợi ở hai bên cơ thể. Ấu trùng đẫy sức dài tới 15mm.
– Nhộng: Nhộng có màu kem và dài khoảng 5,5 mm. Nhộng trưởng thành có màu trắng bạc.
Hình 23. Vòng đời của sâu phao Nymphula depunctalis trên lúa
Triệu chứng của thiệt hại:
Ấu trùng nằm trong các sâu phao ăn phần mô xanh của lá và để lại phần xác có màu trắng. Phao hình ống rũ xuống xung quanh các chồi do lá bị cắt phần ngọn. Khi ruộng có nước, các phao có thể rơi xuống và nổi trên mặt nước.
Hình 25. Triệu chứng gây hại của sâu phao, phao treo trên thân lúa và rơi xuống nổi trên mặt nước ruộng
+ Biện pháp quản lý
– Không thường xuyên giữ mực nước ruộng quá cao, sâu dễ di chuyển trên mặt nước do phao trôi từ nơi nầy sang nơi khác.
– Bơm nước cạn ruộng và sử dụng các thuốc ATANNONG 50SC, ASSASSAIN 300EC + 0,2% dầu kháng “DK 909).
Ghi chú: Khi còn tỉnh Minh Hải (nay tách ra là Bạc Liêu và Cà Mau) có phát hiện thấy có loài sâu giống như sâu phao nhưng lặn xuống nước được và đục bẹ lúa, gọi là “sâu tàu lặn”, sau đó phát tán càng ngày càng rộng và chúng đục rất nhiều lổ trên bẹ lúa, lúa kém phát triển, chậm phục hồi và cây lúa có thể chết và gọi là “Sâu phao đục bẹ” chưa định danh được tên khoa học, gây hại trầm trọng hơn sâu phao vừa nói trên, chúng có thể bò trên mặt đất di chuyển từ cây nầy sang cây khác trong điều kiện ruộng khô nước.
Về hình dạng trưởng thành của sâu phao “Nymphula depunctalis và trưởng thành loài sâu phao đục bẹ hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, cách sinh sống khá giống nhau, ấu trùng sâu phao đục bẹ có thể lặn sâu xuống dưới mặt nước để đục bẹ của câu lúa và chúng thường ít thay phao mới.
Hình 26. Hình dạng trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành của sâu phao đục bẹ, vòng đời khoảng 30-40 ngày
Hình 27. Triệu chứng gây hại của sâu phao đục bẹ: (H. trái) ruộng có nước, sâu phao gây hại nặng, lúa chết; (H. phải) các lổ là dấu đục của sâu vào bẹ lá lúa
Sâu phao đục bẹ ít thay phao hơn loài “Nymphula depunctalis” nên phao thường thấy rất cũ. Về quản lý 2 loài sâu phao trên lúa tiến hành biện pháp như nhau.
+ Tác nhân: Ấu trùng Scirpophaga incertulas
Sâu đục thân trên lúa của cả thế giới là một nhóm khá đặc trưng, phần lớn chúng thuộc 2 họ là Pyralidae và Noctuidae của bộ cánh phấn (Lepidoptera). Nhóm sâu Đục thân thuộc họ Pyralidae là nhóm chung nhất và có tính ký chủ chuyên biệt cao; còn nhóm Noctuidae là nhóm ăn tạp, do vậy thỉnh thoảng mới có gây ra thiệt hại về kinh tế. Trên thế giới có 24 loài sâu Đục thân gây hại cho lúa.
Loài sâu Đục thân hàng năm tấn công trên lúa là chủ yếu (Yellow Stem Borer) hay còn gọi là sâu Đục thân 2 chấm. Do vậy, trong phần nầy chỉ đề cập đến sâu Đục thân màu vàng (hai chấm) mà thôi.
Sâu Đục Thân Màu Vàng (Yellow Stem Borer), Scirpophaga incertulas (Walker), (Sigsgaard, 2000) (Lepidoptera: Crambidae). Có cùng tên La-tinh: Tryporyza incertulas (Wlk.) Schoenobius incertulas (Wlk.).
– Thành trùng của sâu Đục thân có thể phân biệt dễ dàng đực và cái, qua hình thái bên ngoài. Con trưởng thành cái to hơn con đực, nó có đôi cánh trước màu vàng sáng, mỗi cánh có một chấm đen nổi bật ở giữa cánh; bụng to, ở phần cuối bụng có một chùm lông màu vàng nhạt. Con trưởng thành đực có màu vàng nhạt, bụng thon, ở cuối phần trên lưng có một ít lông che phủ; cánh trước có nhiều chấm nhưng không nổi bật và khó nhìn thấy. Thành trùng thường hoạt động từ 7-9 giờ tối. Thành trùng cái thường đẻ vào đầu hôm, do vậy khi chúng bay vào đèn thì chúng có thể đẻ ở bất cứ nơi nào mà chúng đậu được. Thành trùng rất thích ánh sáng đèn, có đời sống từ 3-5 ngày.
Trứng được đẻ trên phiến lá gần chóp lá, mỗi ổ trứng có số lượng từ 5 đến 150 trứng, ổ trứng có hình bầu dục bên ngoài có lông che phủ màu vàng nhạt, sau khi đẻ từ 5-7 ngày thì trứng nở.
Ấu trùng tuổi 1 có chiều dài khoảng 1,5 mm và rộng 0,5 mm, có màu vàng nhạt, đầu màu vàng cam. Sau khi nở ấu trùng liền phát tán, chúng di chuyển xuống theo thân cây từ 1-2 giờ, chúng cũng có thể nhả tơ treo mình nhờ gió phát tán qua cây lúa kế cận. Ở giai đoạn nầy phần lớn ấu trùng đều bị chết. Những con còn sống sót chui vào bẹ lá ăn mô xanh của bẹ khoảng 2-3 ngày, sau đó đến tuổi 2 hoặc tuổi 3 mới đục lổ chui vào thân nằm sống trong lóng của cây lúa và ăn phía trong phần mô của bẹ lá. Ấu trùng đến tuổi 5 dài khoảng 25 mm có màu trắng hoặc trắng vàng nhạt. Chúng nhả tơ bao phủ xung quanh và nằm bên trong sau đó là giai đoạn tiền nhộng. Giai đoạn ấu trùng kéo dài khoảng 30 ngày.
Nhộng bên trong thân cây luá, phần lớn nhộng được đặt nơi vị trí của lóng thấp nhất, nhộng có màu vàng nhạt rồi chuyển sang màu nâu tối. Giai đoạn nhộng khoảng 10-12 ngày. Ở vào thời gian không có luá, gặp điều kiện thời tiết khô hạn, ấu trùng tuổi lớn và nhộng có thể ngủ nghĩ (diapause) trong rạ đợi cho thời tiết phù hợp (như mưa đầu muà) chúng sẽ vũ hóa đồng loạt (synchronize). Thời gian vũ hóa đến đẻ trứng: 3 ngày.
Hình 28. Vòng đời của sâu đục thân màu vàng Scirpophaga incertulas
+ Triệu chứng gây hại
Ấu trùng sâu Đục thân đục từ bẹ lúa để vào trong thân, khi chồi lúa bị tấn công thì lá xoe tròn không nở ra được, chúng chuyển sang màu nâu và khô đi. Tuy nhiên, các lá bên dưới vẫn còn xanh và khoẻ mạnh, hiện tượng nầy làm cho cây lúa vẫn tiếp tục lấy dinh dưỡng từ đất, do vậy sự đền bù (compensation) hay phục hồi (recovery) của cây lúa rất chậm, khác hoàn toàn với việc cắt chồi nhân tạo. Triệu chứng do sâu Đục thân vừa nêu trên được gọi là “chết đọt” (dead heart) và nếu chúng tấn công muộn vào giai đoạn làm đòng thì bông lúa sẽ không trổ được. Nếu chúng tấn công vào giai đoạn cây lúa sắp trổ thì bông lúa vẫn trổ nhưng hạt bị lép hoàn toàn, bông lúa có màu trắng và đứng thẳng; trường hợp nầy được gọi là “bông bạc” (white head).
Hình 29. Triệu chứng chết đọt (H. trái), triệu chứng bông bạc (H. giữa và phải)
+ Quản lý sâu đục thân
Khi phát hiện ổ trứng của sâu đục thân, xem coi có bao nhiêu ổ trên một mét vuông (qui định của Cục BVTV có 2 ổ cần theo dõi kỹ) có bị ong ký sinh không và đôi lúc ổ trứng mới vừa bị ký sinh thì chưa có triệu chứng thì nên thu thập khoảng 4 hay 6 ổ trứng (nếu nhiều) mang về để vào ly hay lọ cho bông hay giấy thấm giữ ẩm độ lấy vải màng bao nắp lại và quan sát mỗi ngày. Ở các hình bên dưới, nếu ổ trứng không bị ký sinh (Hình 1), ổ trứng bị ký sinh bị biến màu (Hình 2, 3 và 4) và theo dõi sẽ thấy ong ký sinh thoát ra ngoài. Nếu như khoảng 50% số ổ bị ký sinh là không cần để tiến hành phun thuốc, còn như không bị ký sinh mà nở ra ấu trùng sâu đục thân (Hình bên dưới “phun đúng lúc”) thì ngày hôm sau tiến hành phun thuốc do sâu tuổi 1 còn nằm bên ngoài, hiệu quả sẽ cao và chồi hay bông lúa chưa bị hại. Đây là thời điểm chính xác và là quyết định “Thông minh” chỉ cần phun một lần là đủ, sau đó thì hệ thiên địch sẽ phục hồi. Là “Ngưỡng hành động” của Cục BVTV đã ban hành (2016).
Hình 30. Biện pháp phòng trừ sâu sâu dục thân đúng thời điểm
Trưởng thành sâu đục thân màu vàng thích ánh sáng đèn nhưng khi vào đèn thì chúng đã đẻ ở trong ruộng lúa và lúc vào đèn còn khả năng đẻ tiếp tục nên sử dụng bẫy đèn để dự báo chứ không phải để tiêu diệt. Qua hình trên, giai đoạn trứng thì không có thuốc phòng trị hơn nữa ổ trứng có phủ lớp lông không thấm. Như vậy cho thấy thời điểm sử dụng thuốc Badannong 95SP hay còn gọi là Cartap 95SP sau một ngày khi trứng nở rộ thì hiệu quả nhất, các chồi lúa thì chưa bị tấn công, còn sử dụng sai thời điểm (các hình hàng dưới từ phải sang trái có khung xanh và đỏ) thì không thể cứu chồi lúa hay bông lúa được, không hiệu quả về kỹ thuật, kinh tế và môi trường.
+ Tác nhân: Aleurocybotus sp., họ Aleyrodidae
Loài gây hại trên lúa Aleurocybotus occiduus Maria ở Nepal, 2003 (Việt Nam loài A. indicus ? xuất hiện năm 1988, huyện Tân Phước, Tiền Giang)
+ Đặc tính và vòng đời
Con trưởng thành có lích thước khá nhỏ có chiều dài 0,8-1mm. Con trưởng thành có đôi cánh được bao phủ bởi một lớp bột sáp trắng, rất linh hoạt và dễ dàng bay khỏi lá lúa khi bị động. Trứng đẻ rải rác ở mặt dưới lá hoặc gần gốc lá thành nhóm 2 – 10 trứng. Mỗi con cái có thể đẻ khoảng 50-60 trứng, cá biệt có tới hơn 200 trứng. Tỷ lệ trứng nở và sống sót cao hơn 80%.
Ấu trùng thoạt nhìn giống rệp sáp kích thước nhỏ có chiều dài 0,3 – 1mm, nằm bên dưới mặt lá lúa.
Nhộng, ấu trùng chuyển thành nhộng với tỷ lệ cũng khá cao (hơn 80%), ấu trùng và nhộng cùng cư trú ở mặt dưới phiến lá lúa. Khi phân loại rầy phấn trắng thì dựa vào bộ phận sinh dục của nhộng cái để phân loại.
+ Vòng đời của rầy phấn trắng khoảng 22 ngày.
Hình 31. Chu trình phát triển của rầy phấn trắng trên lúa
+ Triệu chứng gây hại
Do ấu trùng của rầy phấn trắng ở dưới mặt rất khó phát hiện. Hơn nữa, chúng phân bố đều trong ruộng, khi có ấu trùng với mật số cao phân bố xuống luôn cả bẹ lá, chúng chích hút nhựa của cây lúa làm cho lá bị vàng. Khi không biết thường thì bón phân thêm nhưng ruộng càng vàng sậm cả ruộng, lúc nầy phòng trị là quá muộn. Khi nhìn thấy rầy phấn trắng trưởng thành bay thì lại càng khó phòng trị vì chúng ling hoạt và bay theo gió rất nhanh.
Ngoài triệu chứng làm vàng lá lúa, rầy trưởng thành khi chích hút (chưa biết được “tác nhân” (nhưng qua chuyên gia IRRI xác nhận không là vi khuẩn hay siêu vi khuẩn) gây ra hiện tượng phát triển quá nhanh của gốc cây mạ làm bung đọt mạ ngang hông, có cây thì lên chối mới phục hồi nhưng vẫn có cây chết luôn. Còn trên giai đoạn lúa đòng đòng thì chúng gây ra hiện tượng “xiết cổ lá” mà đặc biệt là lá cờ về sau bông lúa trổ bị nghẹn đòng, gây ảnh hưởng đến năng suất (xem hình bên dưới).
Hình 32. (A) mật số ấu trùng cao phân bố xuống bẹ lá, (B) ấu trùng sống mặt dưới của lá, (C) Mặt trên lá chỉ có triệu chứng vàng, (D) Ruộng bị nặng.
Hình 33. (A) Gốc cây mạ bị bung, (B) Cây mạ bị xoắn phần lá trên, (C và D) hiện tượng xiết cổ lá và trổ bị nghẹn đòng.
+ Tác nhân: Ấu trùng và trưởng thành rầy nâu (Nilaparvata lugens)
Rầy nâu là mối đe dọa nghiêm trọng trong vài thập kỷ qua. Ngoài việc chúng gây hại trực tiếp cho cây lúa chúng còn là côn trùng môi giới (Insect vector) truyền các bệnh siêu vi khuẩn gây mất mát cho năng suất và sản lượng lúa, như bệnh Lùn xoắn lá (Ragged Stunt Virus), bệnh Lùn luá cỏ (Grassy Stunt Virus) và bệnh Vàng lùn (Yellowing Syndrome) (xem phần bệnh hại trên lúa). Từ năm 2006 đến nay Rầy nâu vẫn được xem là dịch hại chính và chủ yếu nhất xuất hiện thường xuyên ở các thời vụ và có các đợt di trú rõ nét nhất.
+ Đặc tính và vòng đời
– Trưởng thành có 2 dạng cánh: dạng cánh ngắn (Brachypterous) và dạng cánh dài (Macropterous). Dạng cánh ngắn thường thì chúng xuất hiện ở những ruộng mà chúng mới di cư đến, giống nhiễm, có đầy đủ thức ăn. Dạng cánh dài là khi chúng gặp điều kiện thời tiết bất hợp như nhiệt độ quá cao, thời tiết chuẩn bị có dông bão; hoặc mật số quá nhiều không đủ thức ăn.
– Trứng, được đẻ thành từng ổ có từ 3-10 trứng trên ổ, trứng được đẻ trong các mô của bẹ cây lúa và ngay cả chúng đẻ lên gân chính của lá lúa. Số lượng trứng trung bình của một con cái thay đổi trong khoảng 200-250 trứng. Trứng mớ đẻ có màu trắng, thon dài và trông giống như chùm trái chuối uốn cong. Trứng nở trong khoảng 7-10 ngày sau đẻ.
– Ấu trùng trải qua 5 tuổi trong thời gian 15-20 ngày, ấu trùng khi có mật số quá nhiều và thức ăn trong thân cây lúa bị giảm đi về chất lượng cũng như số lượng thì sẽ kích thích cho dạng Rầy nâu trưởng thành cánh dài phát triển.
+ Vòng đời
Hình 34. Các giai đoạn phát triển và vòng đời của rầy nâu
+ Triệu chứng gây hại
Một cách trực tiếp, ấu trùng và thành trùng Rầy nâu sống ở phần thân và gốc của cây luá. Thành trùng và ấu trùng chích hút nhựa của cây lúa (plant sap) đã làm giảm khả năng quang tổng hợp và làm ảnh hưởng đến dinh dưỡng tích luỹ của cây, cây lúa chuyển sang màu vàng và lá bị khô rất nhanh, hiện tượng nầy xảy ra ở từng chòm trong ruộng được gọi là hiện tượng cháy rầy (Hopperburn) và một cách giàn tiếp khi chúng chích hút, chúng tiết ra mật (the honey dew excreted) tạo điều kiện cho nấm bồ hóng xâm nhiễm và bệnh siêu vi khuẩn (xem phần bệnh hại trên lúa).
Hình 35. Sự liên quan giữa việc chích hút của Rầy nâu và các tiến trình hoạt động của cây lúa đến hiện tượng “cháy rầy”
Khi rầy nâu chích hút để lấy sáp nhựa (chất đong đặc dễ hòa tan) trong mạch “libe” thường thì chất nầy chiếm khoảng 10-12% trọng lượng chất khô, với áp lực thẩm thấu khoảng 1,2-1,8 Mpa, chất sáp nhựa nầy có tính kiềm (pH 8,0-8,5). Những chất hòa tan hữu cơ chính là chất đường không khử, các amine (glutamate và aspartase) và acid hữu cơ (malate). Chất đường không khử thường ở mức cao nhất (300-900 mM) trong chất hòa tan nầy. Đạm vận chuyển thông qua mạch “libe” như là amine và amino acids, đạm nitrate không có xuất hiện còn đạm ammonium chỉ xuất hiện các dấu vết. Calcium, lưu formanhuỳnh (sulfur) và sắt (iron) thì cũng xuất hiện rãi rác, trong khi dinh dưỡng vô cơ khác như kali (potassium) ở mức 60-120 mM ở trong nhựa sáp. Chính vì đạm dưới dạng là các amine và amino acid rất dễ tiêu, rầy nâu sống trong ruộng lúa bón nhiều đạm sẽ mập và tăng sức chống chịu thuốc thông qua chu trình “Kreb” tạo năng lượng “38ATP” nhưng quần thể rầy nâu nầy không mang tính di truyền về sức chống chịu với thuốc khi chúng di chuyển qua ruộng ít Đạm phun thuốc dễ dàng chết hơn.
Hình 36. (1) Sự chích hút của rầy nâu lên bẹ của lá lúa: st: stylet = vòi chích hút, scl: sclerenchyma = cương mô, p: phloem = libe, x: xylem = mạch gỗ, giọt phân “honerdew” đang thải phía dưới đít. (2). Sự tích tụ “mô cứng” hay còn gọi là “mô sừng” (callose) và sự biểu hiện của các genes tổng hợp mô sừng: A đến D: Tăng cường sự tích tụ “mô sừng” (mũi tên màu vàng) trên các “tấm sàng” hay “rào cản” có huỳnh quang màu xanh lam sáng ở giống kháng cao khi bị rầy nâu xâm nhập; B và D: Hình vi ánh sáng của A và C; E và F: Mặt cắt dọc của bẹ lá lúa đối chứng không bị nhiễm cho thấy không có “mô sừng” tích tụ trên tấm sàng (mũi tên màu trắng). Mũi tên màu đỏ cho thấy vỏ bọc vòi kim chích của rầy (thanh chia độ = 20 μm). Số lượng “calloza” tích tụ trên đĩa sàng trong bẹ lá có nhiễm rầy nâu được đếm dưới kính hiển vi. (3) Sự phân hủy “mô sừng” và sự biểu hiện của các genes liên quan: A đến H: “Mô sừng” lắng đọng bị phân hủy trong các phần dọc của bẹ lá từ những cây TN1 mẫn cảm; A và E: “Mô sừng” tích tụ (mũi tên màu vàng) trong các ống sàng trên các tấm sàng và được gắn vào vỏ bọc của vòi kim chích; B, C, F và G: Mô mấu ở các giai đoạn phân hủy khác nhau. D và H, Các ống sàng mục tiêu không có sáng của mô mấu tích tụ. Mũi tên màu đỏ cho thấy vỏ bọc vòi kim chích (thanh chia độ = 20 μm).
Khi rầy nâu ghim kim chích vào bẹ của cây lúa trước tiên phải thông qua lớp biểu bì cương mô (rào cản) nên kim ghim cũng phải uốn theo các cách của tế bào, “Hình 36 (1)”. Các hoạt động chích hút của rầy nâu trên các giống lúa khác nhau, với các mức độ kháng khác nhau, khi theo dõi thì có năm loại hành vi khác nhau của việc tấn công vào bẹ lúa: chưa đưa vòi chích hút vào bẹ lúa (1), đưa vòi chích hút vào bẹ lúa (2), chích hút nhựa trong mô “libe” (3), điều chỉnh vòi chích trúng mạch gỗ (4) và chích hút nhựa trong mạch libe (5).
Rầy nâu có sự nghỉ ngơi hay quan sát nhiều trên giống kháng, chích nhiều lần hơn, nhưng bị gián đoạn nhiều hơn, tổng thời gian chích ngắn hơn và lấy dinh dưỡng ít hơn. Ngược lại, trên giống nhiễm thì thời gian nghỉ ngơi ít, ít lần chích hơn, thời gian bị gián đoạn ít hơn, tổng thời gian chích nhiều hơn và lấy dinh dưỡng nhiều hơn. Do vậy, giống lúa nhiễm bị mất nhiều dinh dưỡng làm cây suy kiệt và sinh ra hiện tượng cháy rầy.
Hình 37. Triệu chứng lúa bị cháy rầy
+ Biện pháp quản lý rầy nâu:
– Biện pháp “IPM” là cơ bản, áp dụng chương trình “3 giảm 3 tăng” kết hợp với “Gieo sạ đồng loạt né rầy” và “Công nghệ sinh thái (trồng hoa có mật trên bờ ruộng để dẫn dụ thiên địch đến ngay từ đầu vụ)”, đã rất thành công trong việc quản lý Rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá.
– Bón phân cân đối tạo cho cây lúa khỏe có NPK, phân Hữu cơ Genki/Hakase, trung vi lượng Annong Grow Cứng cây tạo được hệ thống kháng “Resistance System”. Luôn giữ tốt “Dịch vụ sinh thái” (Ecological Services).
– Phun thuốc phải đúng nơi rầy nâu cư trú là gốc lúa, đúng thời điểm là lúc rầy nâu nở rộ từ tuổi 1 đến tuổi 3 vào giai đoạn sau của cây lúa.
Từ hình trên (H. 38), nếu như gieo sạ đồng loạt né rầy, thì sớm nhất 25 ngày sau khi sạ rầy nâu sẽ có đợt di trú tiếp theo (nếu có). Lúc nầy lúa đã lớn kháng cao với siêu vi khuẩn vàng lùn, lùn xoắn lá. Khi rầy vào đèn cũng có nghĩa là rầy sẽ xuống ruộng nếu như phun kiểu nông dân thường làm trước đây là thăm đồng và phát hiện rầy ở ruộng sẽ tiến hành phun (ngày 1 sau đêm rầy vào đèn, và rầy vào đèn liên tục bình quân là 7 ngày như vậy rấy sẽ tiếp tục xuống ruộng và khi kiểm tra tiếp tục phun thêm 2 lần nữa (dấu mũi tên) như vậy phải phun 3 lần trong đợt rầy xuống ruộng. Khi phun thuốc thì hiệu quả cao nhất đạt 90% như vậy vẫn còn “10% rầy sống sót”, phun lần thứ 3 vẫn còn 10% sống sót, rầy sống sót sẽ đẻ trứng sau 48g và trứng rầy sẽ nở vào 6-7 ngày sau khi đến ruộng. Do vậy, vào ngày thứ 7 trưởng thành vẫn còn và trứng nở ra rầy tuổi 1, tương tự cho các ngày sau đó có rầy tuổi 2 và tuổi 3 và thường nói là rầy nâu “gối lứa”. Các câu hỏi (?) có phun tiếp tục nữa không, nếu không sẽ bị cháy rầy về sau vì số lượng trứng quá lớn và không có thiên địch, còn phun nữa hết tiền, hết khả năng. Rầy nâu trưởng thành sống khoảng 12-14 ngày khi chúng di cư đến ruộng đã mất ít nhất là 4 ngày. Dù phun hay không phun rầy nâu trưởng thành sẽ bắt đầu chết 9 ngày sau đó. Rầy vào ruộng cuối cùng trong đợt là ngày thứ 7 vậy trứng của chúng sẽ nở sau 7 ngày có nghĩa là 14 ngày sau khi rầy nâu bắt đầu vào đèn. Lúc nầy rầy cám sẽ ở từ tuổi 1 đến tuổi 3. Đây là thời điểm phun chính xác nhất (X), giai đoạn lúa sau khi gieo 40 ngày, chỉ cần phun 1 lần, sau đó thiên địch sẽ phục hồi và kiềm hãm mật số rầy sẽ giảm xuống (trường hợp rầy nâu di cư mạnh, còn nếu di cư mật số thấp khi đến ruộng thì có rất nhiều thiên địch).
+ Tác nhân: Tại Việt Nam có cả 2 loài bọ xít đen gây hại lúa là Scotinophara oarctata và Scotinophara lurida, chúng có cách sống và gây hại gần giống nhau.
+ Đặc điểm và vòng đời của bọ xít Scotinophara coarctata.
Trưởng thành của bọ xít đen có hình bầu dục và dài khoảng 8-9 mm. Nó sống từ 3 đến 7 tháng. Con cái đẻ khoảng 200 trứng trong suốt cuộc đời và bảo vệ trứng cho đến khi nở Trưởng thành cái đẻ trứng ở phần dưới của lá hoặc phần gốc lúa gần mặt nước. Trứng được đẻ thành ổ từ 40-60 trứng riêng lẻ thành nhiều hàng song song. Trong điều kiện khô hạn, con cái sẽ đẻ trứng trên lá và thân, ngay cả đẻ vào các vết nứt trong đất và trên rễ của lúa.
Trứng mới đẻ có màu xanh lục và chuyển sang màu hồng theo tuổi. Thời gian ủ trứng từ 3 đến 7 ngày.
Ấu trùng có màu nâu và vàng với các mảng màu đen, ấu trùng có 6 tuổi hoàn thành trong 29-35 ngày. Giống như trưởng thành, ấu trùng có tập tính tương tự là sống gần gốc và chích hút nhựa của cây cả ngày lẫn đêm.
Hình 39. Hình dạng 2 loài bọ xít đen tấn công lúa
Hình 40. Vòng đời bọ xít đen Scotinophara coarctata trên lúa
+ Triệu chứng gây hại
Bọ xít đen tấn công hầu hết các giai đoạn của cây lúa, đặc biệt là từ đẻ nhánh tối đa đến chín. Ấu trùng thường có quần thể nhiều, thời gian gây hại dài đến 42 ngày, chúng thích các nốt thân hoặc phần gốc của thân vì có nguồn nhựa cây nhiều, khiến cây còi cọc và lá chuyển sang màu nâu đỏ, được gọi là ‘cháy bọ xít’ (bug burn).
Hình 41. Phần trên của cây lúa có nhiều lá bị khô vàng nếu thân của các lá bị tấn công (phải), các bẹ lá bị chích hút khô nhanh (giữa) và gốc lúa bị thối nếu mật số cao, phòng trừ không hiệu quả (phải)
+ Biện pháp quản lý
– Bọ xít đen rất thích ánh sáng đèn, chú ý sự xuất hiện của chúng trong đèn để dự báo, điều tra thường xuyên.
– Có thể điều chỉnh mực nước cao (nếu được) hạn chế gây hại và dễ dàng khi xử lý thuốc.
– Không gieo sạ quá dầy, cân đối NPK, Hữu cơ và phun phân qua lá có trung vi lượng bổ sung như Annong GROW Cứng cây hỗ trợ sức đề kháng của cây cũng như tạo bộ lá đứng thẳng bọ xít không thích đẻ trứng và cư ngụ.
+ Tác nhân: Ấu trùng và trưởng thành loài Nezara viridula
+ Đặc tính và vòng đời
Trưởng thành có hình oval dài màu xanh lục nhạt. Mắt có màu đỏ sẫm hoặc đen. Các chấm đen nhỏ có thể được tìm thấy dọc theo hai bên của bụng. Cánh bao phủ hoàn toàn phần thân. Con đực dài trung bình 12,1 mm và con cái dài 13,15 mm. Con cái có thể đẻ trứng từ ba đến bốn tuần sau khi trưởng thành. Con cái đẻ trung bình một ổ trứng nhưng đôi khi đẻ tới hai ổ trứng. Một con cái có thể đẻ tới 260 trứng trong vòng đời của nó.
Trứng được đẻ thành từng ổ trứng rời nhưng xếp gần nhau, từ 30 đến 130 trứng mỗi ổ. Trứng được đẻ nằm ở mặt dưới của lá ở phần trên của cây trồng và cỏ dại. Trứng có màu từ trắng đến vàng nhạt, hình khối tròn dài, thời gian ủ trứng là từ 3 đến 5 ngày.
Ấu trùng nở ra từ trứng mất từ 5 đến 6 phút để thoát ra khỏi trứng và toàn bộ trứng sẽ nở trong 1,5 giờ, ấu trùng không cánh và khi mới nở sống tập trung không ăn.
Ấu trùng có màu vàng nhạt, mắt đỏ, chân và râu trong suốt. Từ tuổi 1 đến thời gian lột xác tiếp theo là ba ngày. Tuổi 2 bắt đầu ăn, có chân, đầu, ngực và râu màu đen. Phần bụng màu đỏ và các khoảng trống giữa các đoạn ăng ten thứ hai, thứ ba và thứ tư cũng vậy. Ngực có một đốm màu vàng ở mỗi bên phía ngoài. Tuổi hai kéo dài năm ngày. Tuổi ba và thứ tư khác với hình ảnh thứ hai về kích thước và màu xanh lục tổng thể trở nên rõ ràng. Mỗi tuổi kéo dài 7 ngày. Miếng đệm cánh đánh dấu sự xuất hiện là tuổi 5. Mặt bụng màu xanh vàng với những chấm đỏ trên đường trung tuyến, Tuổi 5 mất khoảng 8 ngày rồi lột xác cuối cùng thành con trưởng thành.
Hình 42. Vòng đời của bọ xít xanh Nezara viridula từ 55-60 ngày
+ Triệu chứng gây hại
Bọ xít xanh tấn công hạt lúa khi vào giai đoạn ngậm sữa (từ 9-14 ngày sau thụ phấn). Hạt bị chích có thể bị lép hoàn toàn, vết chích có thể làm nấm bệnh hay vi khuẩn xâm nhập. Hạt bị chích muộn (gần chắc xanh) sẽ bị lửng vào gạo không đầy. Nếu ruộng mất cân bằng hệ sinh thái bọ xít xanh sẽ bùng phát và gây thất thu nghiêm trọng.
Hình 44. Lúa sắp trổ (trái) và giai đoạn ngậm sữa (phải) sẽ bị thiệt hại nặng.
+ Biện pháp quản lý
– Vệ sinh cỏ dại xung quanh ruộng lúa
– Bảo tồn thiên địch
– Sử dụng thuốc khi cần
+ Tác nhân: Ấu trùng và trưởng thành Leptocoriza acuta.
+ Đặc tính và chu trình phát triển
Trưởng thành rất linh hoạt, dài khoảng 15 mm, thân hẹp và dài và có màu nâu lục đến nâu vàng. Râu và chân cũng hẹp và dài. Chúng hoạt động hàng ngày nhưng hoạt động mạnh nhất vào buổi sáng sớm và chiều tối. Có thể dễ dàng phát hiện ra sự hiện diện của chúng nhờ mùi hôi đặc trưng mà chúng phát ra. Con cái có thể đẻ 200-300 trứng trong đời.
Trứng được đẻ thành từng cụm 20 – 30 trứng, xếp thành 2 – 3 hàng dọc theo gân giữa ở mặt trên của phiến lá.
Ấu trùng có màu xanh lục, thân mảnh và giống con trưởng thành về ngoại hình và tập tính là loài chích hút. Ấu trùng có 5 tuổi và tổng thời gian là 25-30 ngày. Ấu trùng không có cánh nên ở trên cây trồng cho đến khi chúng trưởng thành và mọc cánh.
Hình 45. Chu trình phát triển của bọ xít hôi, vòng đời 45-50 ngày.
+ Triệu chứng gây hại
Triệu chứng gây hại của bọ xít hôi cũng gần giống như bọ xít xanh. Bọ xít hôi cũng xuất hiện và tấn công hạt lúa khi vào giai đoạn ngậm sữa (từ 9-14 ngày sau thụ phấn). Hạt bị chích có thể bị lép hoàn toàn, vết chích có thể làm nấm bệnh hay vi khuẩn xâm nhập. Hạt bị chích muộn (gần chắc xanh) sẽ bị lửng vào gạo không đầy. Hiện nay, bọ xít hôi thường xuất hiện ở giai đoạn lúa trổ hơn là bọ xít xanh. Khi mật độ cao sẽ gây hại rất nặng vì làm cho hạt lúa bị lép gần hết trên một gié lúa.
Hình 46. Triệu chứng gây hại của bọ xít hôi, lúa bị lép (trái), lem lép hạt (phải)
+ Biện pháp quản lý
– Giống như bọ xít xanh vì 2 loài nầy xuất hiện và gây hại giai đoạn lúa trổ, tấn công trên hạt, cũng cư trú trên nhiều loài cỏ dại.
+ Tác nhân: Ấu trùng và trưởng thành nhện gié trên lúa loài Steneotarsonemus spinki
+ Đặc điểm và vòng đời:
Con trưởng thành của nhện gié trên lúa có kích thước nhỏ (0,2 – 1 mm), có màu trong mờ đến nâu nhạt và có 8 chân. Con đực có chân sau dài và ngắn hơn con cái.
Con cái có thể đẻ 50 trứng bên ngoài bẹ lá. Trứng có màu trong và hình bầu dục. Giai đoạn trứng từ 2-4 ngày. Trứng không được thụ tinh sẽ nở thành con đực.
Ấu trùng trùng vừa hoạt động kéo dài khoảng 1 ngày và không di chuyển kéo dài 2 ngày, ấu trùng có 6 chân.
+ Vòng đời: Nhện gié trên lúa có thể hoàn thành toàn bộ vòng đời trong 10 – 13 ngày (trứng 1-2 ngày, ấu trùng 4-5 ngày, trưởng thành 5-6 ngày).
Thời tiết khô nóng tạo điều kiện cho nhện gié trên lúa phát triển mạnh.
Hình 47. Hình dạng trứng, ấu trùng và trưởng thành của nhện gié trên lúa
Ghi chú: Hình chụp dưới kính hiển vi: Con cái phóng đại 459 lần, con cái phóng đại 350 lần, ấu trùng 600 lần và trứng 400 lần.
Hình 48. Nhện gié sống thành đàn bên trong bẹ của lá lúa
+ Triệu chứng gây hại
Phạm vi ký chủ của S. spinki là lúa O. sativa. Có trên 70 loài thực vật bao gồm các loài cỏ dại mọc trong hoặc gần các cánh đồng lúa gồm 44 loài họ một lá mầm “Poaceae” trong đó có cả cỏ chỉ Cynodon dactylon.
Nhện gié dùng vòi chích hút các tế bào biểu bì của cây ký chủ làm cho các vết bị hoại tử trên bẹ lúa và ngay cả trên vỏ hạt, khi nhìn bên bề ngoài tương tự như do nấm bệnh gây thối bẹ Sarocladium oryzae gây ra. Sự gây hại của S. spinki trên lúa có liên quan đến bệnh thối bẹ lá, hạt đổi màu, một phần hạt bị lửng, lép hay bị biến dạng.
Hình 49. Triệu chứng gây hại của nhện gié làm các vết hoại tử trên bẹ có màu nâu “vết cạo gió”, lúa trổ bị nghẹn và hạt bị lép đen.
Hình 50. Triệu chứng làm cho tâm (đọt) lúa phát triển trổ ngang hông và biến dạng (vì có loài nhện gié truyền bệnh siêu vi khuẩn, vì đã có giám định các loại virus dạng hình cầu hoặc giống vi rút (đường kính 35nm) từ cây lúa bị nhiễm nhện gié thì có xuất hiện bệnh một trong các loài viruses như lùn sọc đen, lúa lùn vàng lụi, lùn lúa cỏ, và lùn xoắn lá hại lúa. (hay cây lúa bị nhiễm bị trước rồi nhện gié đến sau).
Hình chụp bởi Lalnunpuii Parte, Krishi Vigyan Kendra, Bugwood.org, CC BY-NC, được “CABI” đưa vào làm tư liệu tập huấn “Plantwise Factsheets for Farmers Panicle Rice Mites Steneotarsonemus spinki VIETNAM”. Triệu chứng nầy cũng cần phân biệt cụ thể hơn để so sánh sự khác biệt với triệu chứng gây hại của rầy phấn trắng trên lúa (rice whitefly).
Trên thân và bẹ lúa thì có sự kết hợp giữa nhện gié và các loài nấm bệnh như Fusarium spp., Helminthosporium spp., Sclerophthora spp. Fusarium spp. và Rhizoctonia spp. Còn trên gié, bông lúa thì kết hợp với nấm Sarocladium spp. và Sclerophthora spp.
Ngoài ra, qua khảo sát dưới kính hiển vi điện tử cũng phá hiện nhện gié mang vào tử bệnh vào trong hạt lúa.
Hình 51. (A) Bào tử nấm bệnh dính vào phiến dưới của con đực, (B) Bào tử nấm bệnh dính vào thân con cái, (C) Bào tử trong khung, (D) Hình bào tử được chụp phóng đại và (E) Nhện gié trong hạt lúa lép.
+ Biện pháp quản lý
– Điều tra và phát hiện sớm vào giai đoạn lúa sau đòng, điều tra ngẫu nhiên khoảng 10-20 chồi lúa có triệu chứng “cạo gió”, xem bên trong bẹ nếu có nhện gié (bên trong bẹ rất dơ) thì xử lý thuốc trừ nhện như là NEWTIME 700WP hay còn gọi là SIÊU NHỆN. Nếu như không phát hiện nhện thì phun thuốc trừ bệnh thối bẹ có khả năng do nấm hay vi khuẩn, xử lý KINITI 450SC, hay Myfatop 650WP cộng SIEUKHUAN 700WP.
+ Tác nhân: Ốc con và ốc trưởng thành loài Pomacea canaliculata
Năm 1988 khi một số nông dân Việt Nam nuôi “OBV” thấy rằng phương pháp nuôi dễ dàng, tăng trưởng nhanh, hàm lượng protein cao. Hai năm sau, có 2 doanh nghiệp tư nhân tổ chức hoàn thành trang trại nuôi ốc một là ở Thành phố Hồ Chí Minh và một ở tỉnh Kiên Giang. Cho đến năm 1993, thông qua văn phòng FAO tại Việt Nam, mới biết về thiệt hại của ốc bươu vàng. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 528/TTg, ngày 29 tháng 9 năm 1994 cấm nuôi và vận chuyển “OBV”.
“OBV” có mang và cơ quan thở giống như phổi. Do đó, nó có thể sống trong môi trường đất ngập nước hoặc vùng cao và thậm chí tình trạng oxy thấp ở mức 0,3 mg O2 mỗi lít. OBV là loài đơn tính (khác ốc bươu ta là loài lưỡng tính) nên có con đực và con cái riêng. Con ốc đực thường miệng hơi tròn hơn ốc cái, mài ốc nằm cạn bên trên khi ngậm lại, xung quanh miệng vỏ của con đực thì hơi lệch ra phía ngoài. Con cái thường thì miệng hơi méo hơn, mài ốc phụp vào trong sâu hơn con đực và xung quanh miệng vỏ của con cái thì thẳng lên không hơi lệch ra phía ngoài (xem hình), OBV trưởng thành sống từ 75-90 ngày. Tuy nhiên, cũng có những con sống hơn 1 năm.
Ốc cái lớn lên với trọng lượng 3 gram, khoảng 30 ngày tuổi trở lên chúng có thể giao phối và đẻ trứng. Ốc cái khi bò trên cây cao hơn mực nước đẻ ổ trứng có màu hồng sáng (mỗi ổ trứng từ 10-500 trứng). Giai đoạn trứng từ 7-15 ngày ngày sẽ nở. Khi OBV đã giao phối xong, tách khỏi con đực và con cái ra, sau đó 8-10 ngày con cái đẻ trứng – trứng vẫn nở.
Hình 52. Hình dạng và kích thước của OBV qua các giai đoạn phát triển
Hình 53. Phân biệt OBV đực và cái khi để lật ngửa
Hình 54. Phân biệt OBV đực và cái khi để úp xuống
Về sự gia tăng trọng lượng của ốc bươu vàng phụ thuộc vào các giai đoạn, nhiệt độ nước, nuôi dưỡng mật số, thức ăn cho ăn, sự thuận lợi. . . nhưng trong điều kiện ao, ốc bươu vàng con (<1g/ốc) và con trưởng thành (5-10g/ốc) có thể tăng trọng lượng ở mức 0,035-0,065g/ngày/ốc và 0,330-0,700g/ngày/ốc, theo thứ tự.
+ Sự gây hại của OBV
Ốc bươu vàng là loài ăn tạp, từ ốc con đến ốc lớn đều thích ăn hạt lúa vừa nẩy mầm đến mạ non. Ở vụ Hè Thu hay Thu Đông hàng năm, những ruộng lúa thiếu chủ động tưới tiêu thường hay bị ngập úng hay những năm có lũ không cao thì thiệt hại do chúng càng nặng vì mật số OBV tích luỹ tại chỗ và thường hay bị sạ đi sạ lại. Hàng năm diện tích nhiễm OBV ở khu vựa ĐBSCL bình quân khoảng từ 50.000-60.000ha, năm cao nhất lên đến cả trăm ngàn ha (năm 1999 # 137.000ha).
Hình 55. OBV tấn công lúa từ hạt nẩy mầm đến giai đoạn mạ, ruộng bị OBV gây hại ở nơi trũng chứa nước nhiều.
+ Biện pháp quản lý
– Để tránh OBV gây hại lúa ở vào giai đoạn mạ, nên chuẩn bị mạ và cấy thì lúa cấy OBV ít gây hại hơn.
– Làm đất kỹ làm rãnh nước, ốc gom xuống rãnh rồi bắt bằng tay, cấm cây cho ốc bò lên đẻ trứng và thu gom trứng.
– Ngăn lưới ở đường nước, thả vịt cho ăn ốc con, thu gom trứng và ốc bằng hình thức cộng đồng ra quân đồng loạt ngay sau mùa nước lũ mới bắt đầu rút nước (vì trong mùa lũ có rất nhiều phiêu sinh vật trong nước, OBV đủ sức ăn rồi khi nước chuẩn bị rút OBV đẻ trứng để trứng nở con trước khi nước rút, khi nước rút ốc con được phân tán đi xa, không tập trung, tránh thiếu thức ăn). – Kênh mương công cộng có thể dùng các bả mồi bằng cách thả xuống nước các loại lá như lá thầu dầu (Ricinus communis), lá đu đủ (Carica papaya), lá khoai mì (sắn) (Manihot utilissima) để OBV gom lại ăn và dùng vợt bắt ốc.
– Khi thật cần thiết ruộng có mật số OBV quá nhiều (hơn 5con/m2, diện tích đất rộng) thì sử dụng thuốc trừ ốc bằng Benride 700WP là thuốc trừ ốc có chứa hoạt chất Niclosamide thuộc nhóm Chloronitrophenol dạng bột, màu vàng tươi, có tác động xông hơi và vị độc. Loại thứ 2 cò tên là TRIOC 12 WG, thuốc thuộc nhóm Metadehyde, đây là dạng bã mồi, khi ốc tiếp xúc qua đường miệng ốc bị chảy nước nhớt và làm ốc chết nhanh.
+ Tác nhân: Do nấm Fusarium moniliforme giai đoạn không giới tính, còn giai đoạn giới tính cò tên là Gibberella fujikuroi.
+ Đặc tính và chu trình lây nhiễm
Bệnh do một loại nấm lây nhiễm từ hạt và trong đất. Hạt giống bị nhiễm bệnh dẫn đến sự nảy mầm của cây mạ kém, cây mạ sống sót có màu vàng nhạt, thon gầy, cao hơn cây bình thường, ít đẻ nhánh hơn, có thể héo và chết sau đó. Những cây mạ bị bệnh có khả năng sống lâu cây trở nên rất cao do các lóng kéo dài bất thường và không cho bông về sau nầy. Trên những cây bệnh, có xuất hiện nấm màu trắng hồng phát triển từ đất và di chuyển lên thân cây. Các đốt bên dưới có thể mọc ra rễ ngang hông.
Sự lây nhiễm trên hạt xảy ra khi ra hoa bởi các bào tử trong không khí – không giới tính ‘đính bào tử’ vô tính và ‘bào tử nang’ hữu tính – được hình thành trên các chồi (thân và bẹ lá). Hạt giống bị nhiễm bệnh sẽ phát triển thành cây ‘lúa von’ rất cao và bị thối rễ. Từ rễ, nấm di chuyển lên các nhánh đẻ chồi, tạo ra các bào tử, lây lan sang hạt mới và ra đất. Bào tử cũng được lưu tồn với số lượng lớn trong rơm, rạ và lây nhiễm cho hạt khi thu hoạch.
Sự lây lan xảy ra thông qua các bào tử theo gió hoặc trong nước, đường xa là qua hạt bị nhiễm bệnh. Nấm vẫn tồn tại trong hạt hoặc khoảng 1-2 năm, và khoảng 1 năm trong đất.
Hình 56. Chu trình lây nhiễm bệnh lúa von của nấm Gibberella fujikuroi
+ Triệu chứng gây hại
Như triệu chứng đã mo tả, nếu ruộng bị bệnh nhiều cây, nhìn ruộng thất không đồng đều, cây cao là cây bị bệnh sẽ cạnh tranh ánh sáng, nước và dinh dưỡng, lây lan lên hạt làm lem lép hạt.
+ Biện pháp quản lý
– Mua giống không có nguồn bệnh.
– Nên luân phiên cây trồng trên đất đã bị nhiễm, cày, phơi ải, xử lý đất.
– Xử lý hạt giống với thuốc VATINO 780WG, 500WP, 525SE.
+ Tác nhân: Do nấm Helminthosporium oryzae, (Cochliobolus miyabeanus) còn được biết là Dreschslera oryzae
+ Đặc điểm và chu trình nhiễm bệnh
Nấm bệnh Helminthosporium oryzae trên lúa có hình dạng khá đơn giản. Bào tử đính có nhiều vách
ngăn và thường có hình cong, đính bào tử gắn trên cuống đính bào tử
Hình 57. Hình dạng của cuống đính bào tử và bào tử đíng của nấm bệnh đốm nâu
Ghi chú: (A-C). Cuống đính bào tử và bào tử đính, (D-J). Bào tử đính. Vạch tỷ lệ (A-C) = 10 µm; (D-J) = 5 µm.
Bệnh đốm nâu hại lúa thường xuất hiện trên lá, trên bẹ, thân và hạt của cây cây lúa ở giai đoạn mạ đến chín. Bệnh đốm nâu được coi là bệnh lan truyền chính là qua hạt, sau đó là không khí, kích thước vết bệnh khác nhau và hình dạng từ tròn đến bầu dục tùy thuộc vào điều kiện môi trường. Vết bệnh xuất hiện với các đốm nhỏ có màu nâu sẫm đến nâu đỏ và các đốm nâu lớn hơn có rìa vết bệnh màu nâu sẫm và màu nâu đỏ đến xám. Bệnh đốm nâu xuất hiện nhiều là do thiếu Kali, đất xấu, đất bị ngộ độc hữu cơ hay bị phèn.
Hình 58. Chu trình lây nhiễm bệnh đốm nâu từ hạt (còn đường lây qua không khí)
+ Triệu chứng gây hại
Trước đây bệnh đốm nâu gây hại rất nặng và làm ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch nhưng hiện nay do nông dân đã ứng dụng tốt biện pháp canh tác, bón phân đủ và cân đối nên bệnh đốm nâu ít quan trọng. Như mô tả ở hình trên thì chỉ ở điều kiện vụ Hè Thu hay Thu Đông do mưa nhiều và lúc lúa trổ có ẩm độ không khí cao nên bệnh đốm nâu xuất hiện trên hạt với tỷ lệ cao do lan truyền qua không khí.
+ Biện pháp quản lý
– Sử dụng giống xác nhận, sạch nguồn bệnh từ hạt giống.
– Có thể xử lý hạt giống bằng thuốc trừ bệnh (như phần bệnh lúa von).
– Làm đất kỹ, không để ngộ độc hữu cơ, xì phèn, nhiễm mặn hay cơ cấu đất quá chặt có nhiều thành phần sét.
– Bón phân hữu cơ Genki/Hakase, phân hữu cơ truyền thống, cân đối và đủ NPK, trung và vi lượng.
– Sử dụng thuốc khi cần như Natoyo 750WG, KANATA 405WP, Myfotop 325SC.
Hình 59. Khi tiến hành phun thuốc thì phun lúc bệnh ở cấp 1-2 trong thang 9 cấp
+ Tác nhân: Do nấm Cercospora oryzae (Sphaerulina oryzina)
+ Đặc tính và chu trình lây nhiễm
Các đính bào tử có 1-9 dính vào nhau, có màu nâu nhạt đồng nhất, phần lớn là chiều rộng không đều, không phân nhánh, 2-5 vách ngăn, đôi khi co thắt ở vách ngăn, 1-2 vòng xoắn nhẹ, dạng tròn ở đỉnh.
Vết bệnh gạch nâu mới xuất hiện có hình đốm tròn nhỏ trên lá đến hình bầu dục đến “elip” hoặc gạch thẳng.
Hình 60. Hình dạng đính bào tử của Cercospora oryzae
Hình 61. Chu trình lây lan của bệnh gạch nâu qua dường không khí.
+ Biện pháp quản lý:
Xử lý như bệnh đốm nâu
+ Tác nhân: Do siêu vi khuẩn (viruses), (côn trùng môi giới là rầy nâu)
+ Đặc điểm và chu trình lây nhiễm
Siêu vi khuẩn bệnh lùn lúa cỏ (RGSV) là các hạt dạng sợi và nhỏ giống vi rút (virus-like). Các hạt dạng sợi nầy có đường kính 6-8 nm, dài 950-1: 350 nm và thường hình tròn. Các hạt dạng sợi bao gồm ribonucleoprotein. Kháng huyết thanh với “nucleoprotein” có phản ứng đặc biệt với các chất chiết xuất từ cây bị bệnh RGSV do côn trùng môi giới là rầy nâu Nilaparvata lugens.
Dạng siêu vi khuẩn gây bệnh lùn xoắn lá lúa (RRSV) là dạng hạt đa diện. Đường kính 50 nm được gắn các gai phẳng rộng khoảng 20 nm và cao 10 nm, đường kính khoảng 70 nm. Điện di trên “gel polyacrylamide” của các phần tử RRSV bị gián đoạn cho ra năm “polypeptides” chính với trọng lượng phân tử khác nhau. Siêu vi khuẩn gây bệnh “RRSV” cũng do rầy nâu truyền bệnh cho cây lúa.
Hình 62. Dạng hình siêu vi khuẩn lùn xoắn lá (trái), lùn lú cỏ (phải)
Hình 63. Triệu chứng bệnh lùn xoắn lá (trái), lùn lúa cỏ (giữa), vàng lùn (phải)
Bệnh “VL-LXL” (gồm có 3 triệu chứng khác nhau, đây là từ ngữ gọi chung) môi giới truyền bệnh là ấu trùng lẫn thành trùng rầy nâu, còn tác nhân gây bệnh là siêu vi khuẩn. Các loại bệnh này thường phát sinh mạnh sau những đợt bộc phát của rầy và xuất hiện nhiều, gây hại nặng trên những giống nhiễm. Những vùng có nguồn siêu vi khuẩn gây ra bệnh thì có khoảng 40% – 70% rầy nâu là có thể mang mầm bệnh. Sau khi rầy nâu chích hút mầm bệnh chúng có khả năng duy trì siêu vi khuẩn trong thời gian từ 3-30 ngày, trung bình là 2 tuần lễ. Đối với cây lúa bị bệnh, sau khi rầy nâu chích hút từ 8-10 phút sẽ trở thành đối tượng mang mầm bệnh. Các loại bệnh siêu vi khuẩn này không truyền qua hạt lúa, đất, nước và không khí cũng như qua trứng cho các thế hệ về sau.
*Bệnh lùn xoắn lá “LXL” (Rice Ragged Stunt Virus), triệu chứng quan sát thấy bệnh lùn xoắn lá thể hiện trên cây ở giai đoạn mạ khi lá mới mở ra thường thì phiến lá phát triển không đều hơi nhăn hoặc bị rách rời. Ở bụi lúa bị bệnh trổ bông muộn, bông lúa không trổ thoát ra khỏi lá cờ, lép nhiều và đôi lúc nảy nhiều chồi bên trên thân.
*Bệnh lùn lúa cỏ “LLC” (Rice Grassy Stunt Virus), phần lớn rầy nâu truyền bệnh cho lúa vào thời kỳ mạ, cây mạ bị nhiễm bệnh khoảng 20-30 ngày sau thì thể hiện triệu chứng bệnh. Bụi lúa nhiễm có màu vàng nhạt và có rất nhiều chồi, không cho bông lúa về sau
*Bệnh vàng lùn “VL” (Rice Yellowing Syndrome Virus), khi rầy nâu truyền cùng lúc có 2 dạng siêu vi khuẩn (dạng LXL “RRSV” và LLC “RGSV) thì cây lúa thể hiện bệnh vàng lùn. Thường thì bệnh vàng lùn xuất hiện rất sớm ở giai đọan mạ. Triệu chứng điển hình là cây lúa có rất ít chồi, mọc xòe, lá có màu vàng cam thể hiện từ trên chóp lá xuống và từ mép lá đi vào, bệnh nặng qua một thời gian ngắn bụi lúa bị chết khô.
Thời gian ủ bệnh trong cơ thể của rầy nâu là 7,69 và 9,29 ngày đối với bệnh lùn xoắn lá và lùn lúa cỏ, theo thứ tự. Đối với cây lúa thì thời gian ủ bệnh của lùn xoắn lá và lùn lúa cỏ là 23,08 và 19,78 ngày, theo thứ tự. Về thời gian lấy nguồn siêu vi khuẩn từ cây lúa bị bệnh của rầy nâu cũng khác nhau, thời gian tối thiểu là 30 phút để rầy nâu lấy nguồn siêu vi khuẩn từ cây lúa bệnh để lây nhiễm sang cây lúa khỏe.
Hình 64. Con đường truyền bệnh siêu vi khuẩn của rầy nâu
+ Triệu chứng gây hại
Trong trận dịch rầy nâu bùng phát từ 2006 kèm theo bệnh vàng lùn-lùn xoắn lá diện tích bị nhiễm vàng lùn lên đến hơn trăm ngàn hecta.
Hình 65. Triệu chứng gây hại của bệnh vàng lùn-lùn xoắn lá
+ Biện pháp quản lý
Quản lý côn trùng môi giới truyền bệnh là rầy nâu (xem phần quản lý rầy nâu)
+ Tác nhân: Do nấm Magnaporthe grisea (tên trước đây được biết là Pyricularia oryzae)
+ Đặc tính và chu trình bệnh:
Bào tử của loại nấm rất nhỏ hình quả lê và có 2 vách ngăn, có thể phát tán và bay cao 24–25 m, thậm chí có thể bay xa đến 10.000 m lây lan cho các ruộng lân cận trong khu vực.
Hình 66. Hình dạng bào tử nấm bệnh đạo ôn trên lúa “Magnaporthe grisea”
Ghi chú: (a) Bào tử sau nuôi cấy 0.25 giờ; (b) Mọc vòi mầm “Germ Tube” (GT) sau 6 giờ; (c) Hình thành đĩa bám sau 24 giờ. Thanh đo = 5 μm.
Hình 67. Bào tử nấm bệnh đạo ôn đã bám lên tế bào lá lúa, bào tử dưới chưa nẩy mầm, bào tử trên (trái) vừa nẩy mầm, Bào tử trên (phải) đã mọc đĩa bám.
Bào tử nấm bệnh được phát tán trong không khí qua sự lưu tồn và phát triển của vết bệnh từ lá, hạt, rơm và rạ. Trong điều kiện phòng thí nghiệm ở IRRI một vết bệnh điển hình có thể sản xuất từ 2000-6000 bào tử trong một ngày và sản xuất liên tục ít nhất trong 14 ngày.
Hình 68. Chu trình của bào tử nấm bệnh đạo ôn từ lúc xâm nhiễm đến lúc phát tán và tái xâm nhiễm
+ Triệu chứng gây hại:
Bệnh đạo ôn lá tấn công trên nhiều bộ phận của cây lúa như: trên hạt, trên gié thứ cấp, trên cổ bông, trên đốt, trên lá và cả trên cổ lá cờ. Bệnh nầy phân bố rất rộng và có mặt ở hầu hết các vùng trồng luá; về sự thiệt hại cho năng suất khi dịch đạo ôn xảy ra thì rõ nét và luôn có ý nghĩa.
Bệnh đạo ôn thường xuất hiện trên phần gần phiến lá. Lúc ban đầu chỉ là những chấm nhỏ lần lần phát triển lớn hơn kéo dài ra và nhọn ở 2 đầu, xung quanh vết bệnh có viền màu nâu hoặc nâu đỏ, phần giữa có màu xám tro. Vết bệnh điển hình bình thường có chiều dài khoảng 1,0-1,5cm và chiều rộng từ 0,3-0,5cm. Về kích thước vết bệnh còn tùy thuộc rất nhiều vào giai đoạn lúa bị nhiễm, mức độ kháng nhiễm của giống và các yếu tố về môi trường. Những lá bị nhiễm nặng lá bị khô và chết. Trên cổ bông khi bệnh tấn công nơi bị bệnh sẽ bị thối (neck rot) nếu bệnh xuất hiện sớm toàn bộ bông lúa sẽ bị lép, nếu bệnh xuất hiện trễ thì bông lúa thường bị gẫy.
Hình 69. Triệu chứng bệnh đạo ôn trên lá, đốt thân, cổ lá cờ và cổ bông.
+ Biện pháp quản lý:
– Nấm bệnh đạo ôn có tần suất xuất hiện trên hạt rất thấp do vậy xử lý hạt giống không hiệu quả,
– Không bón thừa phân Đạm vì bón phân Đạm, hạn chế trồng giống nhiễm.
– Gieo sạ đồng loạt, sạ thưa hay sạ hàng, bón phân cân đối ngay từ đầu vụ về NPK và Hữu cơ Genki/Hakase thì bệnh sẽ ít phát triển hơn.
– Phun hỗ trợ thêm Annong GROW Cứng cây tăng cường Ca và Si.
– Đối với bệnh đạo ôn trên lá khi điều kiện thuận hợp bệnh xuất hiện vết chấm kim (khoảng 3 đến 5 ngày sau khi bào tử bệnh bám lên lá, xem hình bên dưới) thì tiến hành xử lý thuốc đặc trị như
KITINI, Myfatop.
Hình 70. Thời gian bào tử bám vào lá (0 ngày) đến các giai đọn phát triển vết bệnh về sau, và khi vết bệnh “già” sẽ phóng thích bào tử quay vòng trở lại.
– Đối với bệnh đạo ôn cổ bông thì nên phun ngừa lúc lúa trổ khoảng 3-5% và phun lại lần 2 lúc lúa trổ đều cũng chọn 1 trong những loại thuốc vừa nêu cộng thêm SIÊU KHUẨN để hạn chế lem lép hạt.
+ Tác nhân: Do nấm Gonatophragmium sp.
+ Đặc tính nấm bệnh
Nấm Gonatophragmium sp. thuộc về vi nấm, cấu tạo có đính bào tử có thể có 1, 2 hay 3 vách ngăn (hình dạng giống bào tử bệnh đốm nâu). Rất khó trong thao tác lây nhiễm trong phòng thí nghiệm nhưng bên ngoài tự nhiên khi gặp điều kiện thuận hợp nấm phát triển và lây lan rất nhanh làm toàn bộ lá lúa bị khô trong khi hạt lúa vẫn còn xanh nên còn gọi là “vàng lá chín sớm”.
Hình 71. (A) Tập tính sinh sống của nấm Gonatophragmium sp., (B) Sự phát triển cành bào tử và đính bào tử
Hình 72. Quan sát dưới kính hiển vi điện tử nấm Gonatophragmium sp.
Ghi chú: (A) Sự phát triển đính bào tử (mũi tên) gần ở đầu cành bào tử, (B) Sự phát triển đính bào từ (mũi tên) ở ngay đốt nhô lên dọc theo cành bào tử,
(C) Cành bào tử nhú răng cưa (mũi tên) mang bào tử, (D) Đính bào tử trưởng thành tách rời. Độ phóng đại: 3.000 đến 4.000.
Hình 73. Triệu chứng gây hại của bệnh vàng lá chín sớm
+ Triệu chứng gây hại
Bệnh vàng lá chín sớm do vi nấm và khi lúa bón thừa phân Đạm, trong tán lá có ẩm độ cao thì bệnh sẽ xuất hiện sớm. Khi mới xuất hiện có một chấm vàng sau đó kéo dài lên đỉnh chóp lá. Triệu chứng bệnh có làm thiệt hại đến năng suất hay không thì theo các điều kiện như sau:
– Bệnh xuất hiện sớm vào giai đoạn trước đòng, vận tốc lan, truyền bệnh chậm, có khả năng ngăn ngừa ít bị ảnh hưởng.
– Bệnh xuất hiện sớm vào giai đoạn trước đòng, vận tốc lan, truyền bệnh nhanh, khó có khả năng ngăn ngừa bị ảnh hưởng nặng.
– Bệnh xuất hiện muộn vào giai đoạn sau trổ, vận tốc lan, truyền bệnh chậm, khả năng ít bị ảnh hưởng.
– Bệnh xuất hiện muộn vào giai đoạn sau trổ, vận tốc lan, truyền bệnh nhanh, có khả năng bị ảnh hưởng.
+ Biện pháp quản lý
– Như các bệnh gây hại từ nấm bệnh trên lá khác.
+ Tác nhân: Do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. oryzae
+ Đặc điểm
Vi khuẩn dạng hình que và có một chiên mao (lông roi). Phát tán nhờ vào gió và nước, chúng thường tấn công vào các vết thương hay khí khổng của lá lúa, bẹ lá lúa và ngay cả trên hạt gây ra hiện tượng lép vàng. Vi khuẩn vừa là ký sinh bắt buộc và ký sinh không bắt buộc (obtigated and facultative parasites) nên chúng có thể sống qua việc hoại sinh (saprophyte).
Hình 74. Lá lúa bình thường (trái) lá lúa nhiễm bệnh, triệu chứng mới phát sinh và lá có rịn giọt vi khuẩn vào sáng sớm (giữa) hình dạng vi khuẩn cháy bìa lá có 1 chiên mao (phải).
+ Triệu chứng gây hại
Bệnh thường xuất hiện trên chóp lá và kéo dài xuống theo bên phiến lá có hình chữ “V” ngược, đôi lúc chúng cũng có những vết chạy dọc từ trên chóp lá xuống nhưng ở giữa phiến lá. Bệnh này cũng xuất hiện nhiều trên hạt làm hạt bị lem lép hay lửng làm ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch và và chất lượng gạo khi xay sát. Bệnh Cháy bìa lá xuất hiện trong những mùa vụ gần đây càng ngày càng rộng và mức độ bệnh càng nặng.
Hình 75. Ruộng bị vi khuẩn cháy bìa lá nặng, bông bị lép vàng
+ Biện pháp quản lý:
– Sạ thưa, phân cân đối,
– Không nên bón thừa Kali vào giai đoạn phát triển sinh sản của cây lúa (từ đòng trở về sau) vì khi dư thừa Kali ở giai đoạn nầy cây lúa sẽ huy động mạnh Đạm Nitrate làm cho bệnh nặng hơn.
– Khi thấy bệnh vừa xuất hiện từ 2-3cm từ trên chóp lá xuống nên phun thuốc đặc trị vi khuẩn như SIE6U KHUẨN, trên hạt cần thiết phun ngừa khi lúa trổ đều như trên giống nhiễm, mùa mưa bão.
– Hạn chế thấp nhất các loại phân tăng trưởng qua lá hay thuốc kich thích.
– Tăng cường các loại phân vi lượng như Bo, Mg, Mn, Ca, Si…
+ Tác nhân: Do nấm Rhizoctonia solani
+ Đặc tính và chu trình bệnh:
Hạch nấm của bệnh khô vằn được tồn tại trong rơm rạ, nằm trong đất. Khi ruộng được canh tác trở lại hạch nấm trôi nổi trên mặt nước bàm vào các bẹ của lá lúa phát triển thành sợi nấm bò từ bên dưới lần lên cao ở các lá nằm phía trên. Vết bệnh thường có hình bất định và có từng “vằn” nên gọi là đốm vằn hay khô vằn (vì khi bệnh nặng thân và là cây lúa bị chết khô). Đôi khi bệnh phát triển ở từng ô nhỏ khi bệnh lên cao cây lúa bị sập hay đổ ngã chùm qua những cây lúa khỏe kế bên thì bệnh sẽ bò ngược lại từ trên xuống dưới. Bệnh phát triển mạnh từ giai đoạn đòng trổ đến chín.
Hình 76. Vết bệnh khô vằn phát triển trên bẹ lúa phía trên mặt nước, sự hình thành sợi nấm (mycelium) và hạch nấm (sclerotium)
Hình 77. Chu trình nấm bệnh khô vằn từ khi lưu tồn trong đất lây nhiễm qua cây rồi lại quay về lưu tồn trong đất.
+ Triệu chứng gây hại:
Hình 78. Ruộng bị bệnh nặng cây lúa sẽ bị đổ ngã làm thất thu năng suất
+ Biện pháp quản lý:
– Vệ sinh đồng ruộng bằng cách dọn sạch dư thừa thực vật, làm đất kỹ.
– Gieo sạ mật độ vừa phải, bón phân cân đối, đặc biệt là Kali và Silic.
– Hệ thống tưới tiêu chủ động, không để mực nước quá cao.
– Sử dụng nấm đối kháng Trichoderma tiêu hủy rơm rạ.
+ Tác nhân: Do vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzicola
+ Đặc điểm
Phân biệt giữa vi khuẩn Xanthomonas campestris pathovar oryzae cháy bìa là và Xanthomonas campestris pathovar oryzicola bệnh sọc trong trên lá là vi khuẩn sọc trong vết bệnh lúc đầu có màu trong suốt, các sọc song song với gân lá, sau đó các sọc nầy to lên tạo thành các vệt màu nâu chạy dài trên lá. Vi khuẩn xâm nhiễm qua vết thương hay khí khổng, lá bệnh cũng rịn ra giọt vi khuẩn nằm trên bề mặt lá và lan truyền bởi mưa và gió.
Hình 79. (A) “Scan” dưới kính hiển vi điện tử của tế bào vi khuẩn X. oryzae pv. oryzae trong mạch “libe” của lá lúa. (B) Hình dạng tế bào của vi khuẩn X. oryzae pv. oryzicola trong khoảng gian bào của nhu mô trung bì của lá lúa.
Hình 80. Triệu chứng bệnh vi khuẩn sọc trong trên lá
+ Triệu chúng gây hại
Những ruộng trồng giống nhiễm, gặp điều kiện thuận lợi các lá sẽ bị nhiễm sớm, bệnh càng nặng về sau lúc giai đoạn lúa trổ làm cho lá bị vàng, có thể khô và chết làm ảnh hưởng đến năng suất.
Hình 81. Triệu chứng gây hại của bệnh sọc trong
+ Biện pháp quản lý:
Thực hiện các bước như bệnh cháy bìa lá. Phát hiện vệt bệnh sớm phun thuốc SIEUKHUAN 700WP vừa phòng vừa trị.
+ Tác nhân: Do nấm Sclerotium oryzae
+ Đặc điểm và chu trình nhiễm bệnh
Ban đầu các vết bệnh nhỏ sẫm màu phát triển trên bẹ lá ngoài ở phần trên mặt nước. Về sau vết bệnh này dần dần xuất hiện trên các bẹ lá phía trong và thân. Các hạch nấm nhỏ màu nâu sẫm được hình thành bên trong các mô của bẹ lá. Trong các giai đoạn sau, các tảng sợi nấm và hạch nấm cũng được hình thành bên trong thân cây, gây ra hiện tượng thối làm hạn chế phát triển lóng ở một số lóng thấp hơn. Khi cây trưởng thành, cường độ nhiễm bệnh sẽ tăng lên.
Thân cây bị đổ ngã trầm trọng khi trổ hạt lúa bị teo và xoăn.
Hình 82. Chu trình nhiễm bệnh thối thân trên lúa
Hình 83. Triệu chứng gây hại của bệnh thối thân do nấm Sclerotium oryzae
+ Biện pháp quản lý bệnh (Như các bước của bệnh Đốm vằn hay khô vằn)
+ Tác nhân: Do vi khuẩn Erwinia chrysanthemi gây nên.
+ Đặc tính và chu trình lây nhiễm
Bệnh thối rễ (thối gốc = foot rot)do vi khuẩn Erwinia chrysanthemi gây ra với triệu chứng gốc và rễ bị thối có màu nâu đen từ giai đoạn mạ đến đẻ nhánh. Trong giai đoạn đầu của bệnh, bệnh thối các rễ hay gốc có màu nâu xuất hiện và lan ra nhanh chóng đến các đốt, thân. Bệnh thối nhũn, có mùi khó chịu, phát triển trong các mô non của cây mạ hay đẻ nhánh. Bệnh thối nhũn ở rễ, gốc hay thân trên cây lúa xãy ra rất nhanh chỉ trong vòng 1 tuần. Loài vi khuẩn Erwinia chrysanthemi thường là vi khuẩn cơ hội do nông dân bón quá nhiều phân Đạm hay xử lý sai về thuốc trừ cỏ.
Hình 87. Ảnh hiển vi điện tử cho thấy tế bào E. chrysanthemi có hình que thẳng.
+ Triệu chứng gây hại
Khi xử lý sai lầm trong ruộng lúa như xử lý sai về thuốc trừ cỏ, bón quá nhiều Đạm cộng thêm vi khuẩn E. chrysanthemi thì ruộng lúa sẽ bị thiệt hại nặng rất khó phòng trừ.
Hình 88. Ruộng bị vi khuẩn tấn công (trái), chụp gần (giữa), gốc và rễ bị thối khi nhổ lên (phải)
+ Biện pháp quản lý
– Làm đất kỹ, không cho đất bị ngộ độc hữu cơ, vì khi bị ngộ độc hữu cơ lúa đầu rễ chỉ bị đen, sau đó vi khuẩn xâm nhập dễ dàng, rễ bị mục và có mùi thối.
– Cẩn thận trong việc xử lý thuốc cỏ và bón phân.
+ Tác nhân: Do nấm Ustilaginoidea virens
+ Đặc tính và chu trình lây nhiễm
Bệnh than vàng do nấm Ustilaginoidea virens là một loại nấm truyền bệnh trên bông lúa, bệnh nầy từ lâu đã được coi là một bệnh thứ yếu, nhưng gần đây nó xảy ra thường xuyên và nổi lên như một bệnh chính trong sản xuất lúa. Bào tử nấm bệnh xâm nhập vào bên trong hoa lúa từ chóp của hoa lúa và sau đó phát triển xuống dưới để lây nhiễm cả hoa. Các hợp chất do U. virens tiết ra có thể ngăn chặn sự nảy mầm của phấn hoa. Các hạt phấn, cả nhụy và vòi nhụy đều bị nhiễm. Ngoài ra, U. virens xâm nhập vào bầu nhụy qua các tế bào có vách mỏng của đầu nhụy, sau đó phân hủy và gây nhiễm vào bầu nhụy.
Hình 89. Sự lây nhiễm của nấm Ustilaginoidea virens vào hoa lúa
Ghi chú: (a) Bào tử lây vào bông lúa; (b) Sợi nấm mọc trên bề mặt bông lúa. (c) Vỏ trấu được kết dính bởi các sợi nấm màu trắng; (d) Hoa lúa (c) đã được mở ra, cho thấy sợi nấm bên trong vỏ trấu và trên đỉnh của nhị hoa, ở bên phải cho thấy độ phóng đại cao của đỉnh vỏ trấu, mũi tên màu trắng chỉ ra sợi nấm; (e) Phần dưới của (d) sợi nấm trên bao phấn và đầu nhụy, không quan sát thấy sợi nấm trên đế hoa lúa ; (f) Sợi nấm trên bề mặt của bao phấn; (g) Các sợi nấm xung quanh nuốm nhụy; (h) Sợi nấm nhiễm phần gốc của hoa, bao quanh các chỉ bao phấn và bao quanh bầu noãn.
Hình 90. Con đường lây lan của bào tử nấm bệnh than vàng
+ Triệu chứng gây hại
Khi thời tiết thuận lợi, lúa sẽ trúng và có từ 2-3% hạt bị than vàng thì nông dân gọi là trái lúa. Tuy nhiên, khi có ruộng trổ trước bị nhiễm thì các ruộng xung quanh khi trổ sau tỷ lệ nhiễm lên đế 20-30% hạt bệnh lẫn tạp trong lúa thu hoạch rất khó bán hay xay xát.
+ Biện pháp quản lý
– Nếu ruộng có nguồn bệnh cần để giống lại nên xử lý hạt giống vì ngoài việc phá hư hạt gạo sợi nấm cón bám trên bề mặt vỏ trấu.
– Phun thuốc trừ bệnh đạo ôn cổ bông lúc lúa trổ lác đác thì ngăn ngừa luôn bệnh nầy.
Bệnh lem lép hạt ngoài 2 loại vi khuẩn Xanthomonas oryzae gây ra hiện tượng lép vàng và vi khuẩn Pseudomonas glumae gây ra hiện tượng lép đen thì còn có 20 tác nhân khác gây ra hiện tượng lem lép mà chủ yếu nhất là các loài nấm bệnh khác nhau.
Ở hạt bị lem lép tần số xuất hiện của loài nấm Curvularia gây bất thụ cho hạt lúa chiếm đến 60%, kế đến là loài Sarocladium oryzae gây ra hiện tượng hạt đen chiếm 46%, Fusarium là 40%, v.v…Riêng tần số xuất hiện của nấm bệnh đạo ôn trên hạt thì rất thấp (ít hơn 3%) do vậy có nhiều nghiên cứu sử dụng thuốc bệnh để xử lý hạt giống nhằm mục đích trừ bệnh đạo ôn từ trên hạt lây qua cây lúa ở giai đoạn mạ là không thành công.
Hình 91. Hạt lúa bị đen do nấm bệnh Tilletia barclayana (gây ra bệnh than đen = Kernel Smut) (3 hạt trái), hạt bị bệnh đạo ôn (4 hạt phải)
Hình 92. Hạt bị lem lép lép và bông bị nghẹn đòng khi trổ do nấm gây hại Sarocladium oryzae.
Hình 93. Sợi nấm mọc lên trên vỏ trấu của hạt lúa do nấm Fusarium moniliforme (trái), Sợi nấm mọc lên trên vỏ trấu của hạt lúa do nấm Bipolaris oryzae (phải).
Hình 94. Triệu chứng gây ra lem lép đen do vi khuẩn Pseudomonas glumae (trái) và lép vàng do vi khuẩn Xanthomonas oryzae (phải)
Hình 95. Triệu chứng tạp nhiễm (do nhiều loại nấm và vi khuẩn)
1). Thiếu Đạm (trái), thiếu Lân (giữa), thiếu Kali (phải)
2). Thiếu Calcium (trái), thiếu Magnesium (giữa), thiếu Sulfur (phải)
3). Thiếu Đồng (trái), thiếu Boron (giữa), thiếu Kẽm (phải)
4). Ngộ độc hữu cơ (trái), ngộ độc mặn (phải)
Trong ruộng lúa thường có đủ 3 nhóm cỏ là nhóm “Một lá mầm = Monocot”, nhóm “Hai lá mầm = Dicot” và nhóm “Cỏ lá rộng = Broad leaf”.
Tập đoàn Annong có các loại thuốc trừ cỏ dại như sau:
1). COCHAY 200SL có gốc là Diquat Dipromide đây là loại thuốc trừ cỏ không chọn lọc có nghĩa là phun vào thì cây cỏ chết rất nhanh và không trừ loại cỏ nào hết. Do vậy khi sử dụng thuốc cỏ nầy bà con nên tránh xa các loại cây trồng có tính nhạy cảm với thuốc trừ cỏ. Nếu như cỏ đã mọc nhiều trong ruộng, rồi thì lên líp trồng cây ăn trái, khi lên líp xong khoảng 10-15 ngày hạt cỏ sẽ lên thì có thể sử dụng thuốc nầy diệt cỏ xong rồi sau đó trồng cây. Trường hợp khác sử dụng cho các bờ đi xa vườn cây ăn trái, hoa màu hay ruộng lúa.
2). CHAYRUI 150SL, gốc Glufosinate ammonium, sử dụng thuốc nơi hoang dã để trồng trọt.
3) Sieuco 350SC, 800WP, là loại thuốc trừ cỏ có phổ tác động rộng, gồm các gốc: Cyhalofop-butyl, Ethoxysulfuron, Pyrazosulfuron, Quinclorac.
4). Sạch Bóng Cỏ 200EC, thành phần là gốc Metamifop, diệt cỏ đuôi phụng (Leptochlor chinensis), lồng vực (Echinochlor crus-galli) và nhóm lá rộng (Broad Leaf Weeds).
5). Tossup 90SC, 750WP, thành phần: Cyhalofop-butyl và Pyrazosulfuron-ethyl.
Vì là thuốc trừ cỏ nên bà con khi sử dụng phải tuân thủ nghiêm nhặt theo sự hướng dẫn của Cty.
Ghi chú:
Khi sử dụng thuốc BVTV trong đó có thuốc trừ cỏ phải xem kỹ hướng dẫn sử dụng trên nhãn mác, không tăng liều hay pha trộn bất kỳ loại hóa chất nào khi không có khuyến cáo của nhà sản xuất!
Khả năng kháng sâu bệnh của cây trồng thì thường quên đi vấn đề dinh dưỡng và sức khỏe của cây trồng. Tuy nhiên, tốc độ phát triển của dịch có thể giảm bớt khi có kiến thức đầy đủ am hiểu về vấn đề cân bằng dinh dưỡng trên nhiều loại cây trồng. Có 18 nguyên tố dinh dưỡng cần thiết để phát triển cây trồng. Trong số đó, 15 chất dinh dưỡng được lấy từ đất và thường được gom lại thành nhóm là chất “dinh dưỡng cơ bản” (đa lượng), chất dinh dưỡng thứ cấp (trung lượng) và chất dinh dưỡng vi lượng. Cây trồng hấp thu các chất dinh dưỡng để phát triển khỏe mạnh gồm: Các chất dinh dưỡng đa lượng chính, Đạm (N), Lân (P) và Kali (K); ba chất dinh dưỡng trung lượng hay thứ yếu (secondary macronutrients), Calci (Ca), Lưu huỳnh (S) và Magnesium (Mg); và các dinh dưỡng vi lượng/khoáng vi lượng, Bo (B), Clor (Cl), Mangan (Mn), Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Đồng (Cu), Molybden (Mo) và Niken (Ni). Các chất dinh dưỡng nầy là yếu tố quan trọng trong việc kháng và ngăn ngừa dịch hại và chúng cũng rất quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Trong các chất dinh dưỡng cho cây trồng thì có một số chất dinh dưỡng có tác động lớn hơn đến các dịch hại cây trồng so với những chất khác.
Việc sử dụng phân bón không thay thế cho thuốc trừ dịch hại, nhưng là một thành phần quan trọng trong “Quản lý dịch hại tổng hợp” và nó làm giảm lượng thuốc trừ dịch hại và giảm nguy cơ dư lượng độc hại trong cây trồng và sản phẩm của cây trồng. Có hai kiểu về cơ chế kháng đó là dinh dưỡng khoáng mà nó có thể làm ảnh hưởng dịch hại bằng cách hình thành các rào cản cơ học, chủ yếu thông qua sự phát triển của vách tế bào dày hơn hoặc tổng hợp các hợp chất bảo vệ tự nhiên, chẳng hạn như “phytoalexins”, là chất chống oxid hóa và “flavanoids”, giúp bảo vệ chống lại mầm bệnh. Hơn nữa, việc bổ sung các chất dinh dưỡng một cách gián tiếp và hợp lý sẽ làm bất hoạt của mầm bệnh, giảm sự tấn công của côn trùng, làm tăng năng suất cây trồng.
Khả năng kháng sâu bệnh của cây trồng thì thường quên đi vấn đề dinh dưỡng và sức khỏe của cây trồng. Tuy nhiên, tốc độ phát triển của dịch có thể giảm bớt khi có kiến thức đầy đủ am hiểu về vấn đề cân bằng dinh dưỡng trên nhiều loại cây trồng. Có 18 nguyên tố dinh dưỡng cần thiết để phát triển cây trồng. Trong số đó, 15 ch
Cây trồng thường hấp thụ được từ 30-40% lượng Đạm cung cấp. Việc sử dụng phân Đạm sao cho hiệu quả, tránh lãng phí, dịch bệnh và ô nhiễm môi trường là mối quan tâm hàng đầu trong nông nghiệp. Cây trồng hấp thu Đạm sẽ tạo thành các loại protein, tham gia vào cấu tạo của Acid Nucleic và có vai trò quan trọng trong việc trao đổi chất của cơ thể cây trồng. Đạm là thành phần của diệp lục tố tạo nên màu xanh cho lá cây, đây chính là yếu tố thiết yếu giúp cho cây trồng quang hợp, biến đổi năng lượng thành đường bột. Đạm giúp cho sự hình thành và phát triển chồi, lá; lá có kích thước tối hảo sẽ tăng khả năng quang hợp từ đó làm tăng năng suất.
Đạm được cây trồng hấp thụ ở dạng khử hoặc dạng oxid hóa. Tốc độ khử Đạm nhanh trong nhiều loại đất canh tác để cung cấp Nitrate (NO3−) cho cây trồng, chất này bị khử bên trong thành các Amino acid trước khi được tế bào sử dụng. Hai dạng Đạm (tức là NO3− và NH4+) được cây hấp thụ được đồng hóa khác nhau và có thể có ảnh hưởng rõ nét đến sâu bệnh hại. Sự khác biệt này là do dạng N được cây hấp thu có tương quan chặt với các loài của tác nhân ký sinh , như là “ký sinh bắt buộc” (Obligated Parasites) hoặc “ký sinh không bắt buộc” (Facultative Parasites). Ngoài ra, về ảnh hưởng của N đối với sâu bệnh hại có thể là do chúng không nhận ra được các tác động khác nhau của các dạng Đạm khác nhau.
ất dinh dưỡng được lấy từ đất và thường được gom lại thành nhóm là chất “dinh dưỡng cơ bản” (đa lượng), chất dinh dưỡng thứ cấp (trung lượng) và chất dinh dưỡng vi lượng. Cây trồng hấp thu các chất dinh dưỡng để phát triển khỏe mạnh gồm: Các chất dinh dưỡng đa lượng chính, Đạm (N), Lân (P) và Kali (K); ba chất dinh dưỡng trung lượng hay thứ yếu (secondary macronutrients), Calci (Ca), Lưu huỳnh (S) và Magnesium (Mg); và các dinh dưỡng vi lượng/khoáng vi lượng, Bo (B), Clor (Cl), Mangan (Mn), Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Đồng (Cu), Molybden (Mo) và Niken (Ni). Các chất dinh dưỡng nầy là yếu tố quan trọng trong việc kháng và ngăn ngừa dịch hại và chúng cũng rất quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Trong các chất dinh dưỡng cho cây trồng thì có một số chất dinh dưỡng có tác động lớn hơn đến các dịch hại cây trồng so với những chất khác.
Việc sử dụng phân bón không thay thế cho thuốc trừ dịch hại, nhưng là một thành phần quan trọng trong “Quản lý dịch hại tổng hợp” và nó làm giảm lượng thuốc trừ dịch hại và giảm nguy cơ dư lượng độc hại trong cây trồng và sản phẩm của cây trồng. Có hai kiểu về cơ chế kháng đó là dinh dưỡng khoáng mà nó có thể làm ảnh hưởng dịch hại bằng cách hình thành các rào cản cơ học, chủ yếu thông qua sự phát triển của vách tế bào dày hơn hoặc tổng hợp các hợp chất bảo vệ tự nhiên, chẳng hạn như “phytoalexins”, là chất chống oxid hóa và “flavanoids”, giúp bảo vệ chống lại mầm bệnh. Hơn nữa, việc bổ sung các chất dinh dưỡng một cách gián tiếp và hợp lý sẽ làm bất hoạt của mầm bệnh, giảm sự tấn công của côn trùng, làm tăng năng suất cây trồng.
Sau Đạm, Lân là chất dinh dưỡng của cây trồng được sử dụng rộng rãi nhất và sự thiếu Lân trong đất làm cho giảm năng suất cây trồng một cách có ý nghĩa. Lân là một yếu tố thiết yếu để xây dựng các khối của sự sống cây trồng, các Acid Ribonucleic (RNA), cũng như cần thiết cho nhiều quá trình sinh hóa và sinh lý của cây trồng nhằm bổ sung việc truyền năng lượng, chuyển hóa protein và các chức năng sinh lý khác. Tuy nhiên, trong lĩnh vực nông nghiệp, Lân đã được sử dụng rộng rãi để điều chế các công thức phân bón nhằm nâng cao năng suất cây trồng và có vai trò như là thuốc trừ nấm bệnh, trừ vi khuẩn và trừ tuyến trùng. Hiệu quả của Lân cụ thể là giúp cây trồng tăng trưởng nhanh nhờ ra rễ nhiều, hút được nhiều chất để nuôi cây, hạn chế đổ ngã, thúc đẩy quá trình trổ hoa và chín tập trung, chín sớm. Tăng cường cho việc phát triển chồi, nhánh nhanh giúp cây phục hồi dễ dàng sau khi gặp điều kiện bất lợi. Giúp cây dễ hấp thu phân do tăng độ pH đất, giảm độ phèn trong đất.
– Lượng phân (tính cho 1 ha): 1-2 tấn phân “Hữu cơ truyền thống” (HCTT) (ủ hoai mục) cộng thêm 250kg Phân hữu cơ cao cấp Genki/Hakase, khoảng 75-90kg N + 60 kg P2O5 + 40 kg K2O + 200 kg vôi bột.
– Cách bón:
Loại phân Cách bón | Phân chuồng (Tấn,kg/ha), Phun phân qua lá | Urea (%/ha) | Lân (%/ha) | KCl (kg/ha) | Vôi bột (kg/ha) |
Bón lót trước khi gieo (nền) | (1-2T) HCTT + (250kg) Genki/Hakase | – | – | – | 200 |
Thúc 1 sau gieo sạ 8-10 ngày | Phun Annong Amino-Humic | 30 | 100 | 30kg | – |
Thúc 2 sau gieo sạ 18-20 ngày | Phun Annong Grow Cứng cây (25-30 ngày) | 30 | – | – | – |
Đón đòng sau gieo sạ 38-45 ngày | Phun Annong Kali Cao (45-50 ngày) | 30 | – | 30kg | – |
Phân Hữu cơ thường thì được phân ra làm 2 nhóm: Phân Hữu cơ truyền thống thộng qua ủ hoai mục và phân Hữu cơ thông qua Công Nghiệp chế biến.
Phân Hữu cơ truyền thống được khuyến cáo hàng năm bón thêm từ 5-10 tấn/vụ Bắp. Nên cộng thêm với nấm đối kháng Trichoderma spp. để hạn chế các loài bệnh phát sinh từ đất (Soil born diseases).
Trong phần nầy xin được đề cập đến phân Hữu cơ Cao cấp GENKI/HAKASE được Tập đoàn Annong nhập trực tiếp từ Nhật và vẫn giữ nguyên bao bì có kèm nhãn phụ bằng tiếng Việt.
CÔNG DỤNG:
ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÂN HỮU CƠ “GENKI/HAKASE”
Là một trong số các loại phân hữu cơ giúp cho đất trồng không thiếu dinh dưỡng vi lượng, giúp bổ sung dinh dưỡng vi lượng cho cây trồng và sản phẩm cây trồng và cuối cùng là phục vụ tốt cho con người.
Phân “Genki/Hakase” được xếp vào nhóm “Phân Hữu cơ”, có nguồn gốc sản xuất là Nhật Bản, dạng bột vò viên, đối tượng sử dụng là cho tất cả các loại cây trồng, độ ẩm 22%, tỷ lệ C/N là 11, nguồn gốc sản phẩm là phân gà hữu cơ lên men 100%, pH = 8, hữu cơ nguyên chất là từ 50-60%, đạt giấy chứng nhận ISO.
Trong phân hữu cơ nầy có thêm thành phần:
Lân hữu hiệu (P2O5 hh): 2%; Kali hữu hiệu (K2O hh): 2%; Calci (Ca): 1 % ; Silic hữu hiệu (SiO2 hh): 2%.
Trong thời gian dài sai lầm trong canh tác nông nghiệp là bón các loại phân bón có nguồn gốc là hóa vô cơ tổng hợp nhằm muốn cho cây trồng có được năng suất và sản lượng cao để phục vụ đủ lượng cung ứng về lương thực và thực phẩm cho con người. Tuy nhiên, chúng ta đã quên rằng ăn no nhưng vẫn “đói” những nguyên tố vi lượng và các “emzymes” để đáp ứng cho cơ thể của con người.
Cây trồng nói chung khi khai thác liên tục hàng vụ, hàng năm thì đất thiếu một cách trầm trọng các chất dinh dưỡng trung và vi lượng, cây phát triển không khỏe vì được trồng trên nền đất không khỏe.
– Nếu chỉ bón phân hóa học cho nhiều vụ lúa qua nhiều năm thì phân hóa học sẽ làm chua đất vì có nguồn gốc là acid, giảm độ pH, đất đai bị nhiễm độc, tích luỹ các kim loại nặng, phá vỡ cấu trúc đất hay còn gọi là đất bị chay.
Một trong những chất dinh dưỡng thứ cấp (trung lượng) của cây trồng là Cacium, khi cây trồng bị mất cân bằng Ca cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh khác nhau trên cây trồng. Nói chung, các mầm bệnh phóng thích các enzymes để phân giải màng giữa vách tế bào, hoạt động nầy sẽ có phản ứng chống lại mạnh mẽ để ngăn ngừa bệnh xâm nhập của Ca. Trước tiên, Ca đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành sự cứng chắc của vách tế bào. Thứ hai, Ca đầy đủ cũng ức chế sự hình thành các enzymes “pectolytic” do nấm và vi khuẩn tạo ra. Hàm lượng Ca trong mô của trái cao làm cho khả năng chống chịu tốt đối với các bệnh ký sinh khác nhau do rối loạn sinh lý. Trái cây sau thu hoạch bị thối trái, chậm chín, giảm trọng lượng trái do sử dụng Ca trước và sau thu hoạch chưa đủ. Ca ngăn cản sự mềm của trái cây trong quá trình bảo quản do Ca làm trì hoãn sự hòa tan của tổng số các chất rắn, đặc biệt là khi nó được kết hợp với xử lý nước nóng 45°C. Khi trái được nhúng vào CaCl2 sẽ giúp giữ được trọng lượng trái không bị giảm cũng như sự phân hủy thịt trái sẽ chậm hơn nên độ tươi bền hơn.
Cây trồng khi vào giai đoạn mang trái thì rất cần Mg, là phân trung lượng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp của cây trồng, là nguyên tố trung tâm của diệp lục hấp thu năng lượng ánh sáng. Mg đóng một vai trò quan trọng trong việc vận chuyển các chất trong mạch libe (phloem) được sản xuất ra từ quang hợp; khi thiếu Mg, các sản phẩm như “sucrose” và “acid amin” tồn lưu trong lá, tạo môi trường thuận lợi cho các mầm bệnh khác nhau tấn công. Trong đất cát, Mg sẵn có khi cây trồng được hấp thu hay không được hấp thu sẽ dẫn đến việc làm tăng tính kháng hoặc tính nhiễm bệnh do Mg trong cây ký chủ. Mg với hàm lượng khá phổ biến trong đất “micaceous” giàu K (do tương tác đối kháng), nên thường thiếu Mg do bị kết dính với phân có chứa K. Tác dụng của Mg đã được nghiên cứu trong việc giảm bệnh trên các loại cây trồng như trên lúa nước, lúa mì, cây ăn trái và rau màu.
Các chất dinh dưỡng vi lượng cũng quan trọng như các chất dinh dưỡng chính (đa lượng) và thứ cấp (trung lượng) trong việc tham gia các cấu trúc hình thành của tế bào và mô thực vật chúng còn ngăn ngừa được sâu bệnh hại cây trồng. Các chất dinh dưỡng vi lượng đóng vai trò quan trọng làm giảm mức độ bệnh khác nhau có liên quan đến sinh lý và sinh hóa của cây trồng vì nhiều vi chất dinh dưỡng tham gia vào các tiến trình trong phản ứng của cây trồng đối với mầm bệnh. Các chất dinh dưỡng vi lượng ức chế mầm bệnh xâm nhập bằng cách tăng độ cứng của vách tế bào và tính toàn vẹn cấu trúc vật lý của màng tế bào. Ngoài ra, ảnh hưởng gián tiếp đến cây trồng khi thiếu dinh dưỡng không chỉ biểu hiện qua cơ chế bảo vệ cây trồng bị suy giảm mà đôi khi còn trở nên thích hợp cho việc “ăn” của sâu bệnh hại hơn do cung cấp cho nhiều chất chuyển hóa như đường và acid amin thoát ra từ tế bào. Dinh dưỡng vi lượng còn được biết làm giảm mức độ bệnh bằng cách tăng cường sự đề kháng được gọi là “kích kháng hệ thống” (Systemic Acquired Resistance) (SAR).
Silic là một thành phần dinh dưỡng vi lượng rất cần thiết và có lợi cho cây trồng qua các mặt:
+ Yếu tố vô sinh: Giúp mô tế bào lá cứng chắc, tăng cường khả năng quang tổng hợp cho cây. Ít mất nước qua biểu bì chống dược điều kiện khô hạn, chống đổ ngã hoặc gẫy nhánh gẫy cành, chống ngập úng hay khô hạn. Silic giúp phóng thích Lân trong đất, tăng cường Lân trong cây giải phóng Fe (sắt) làm cho cây lúa không bị ngộ độc sắt nhị ở điều kiện pH thấp có nghĩa phèn nhiều. Điều chỉnh thẩm thấu Na+ đóng vai trò quan trọng trong việc giảm bớt sự thẩm thấu do độ mặn gây ra, chống chịu mặn. Điều hòa lượng phân một cách cân bằng giữa Đạm và Lân. Chống chịu sự ngộ độc cho cây khi sử dụng hóa chất hay thuốc bảo vệ thực vật quá liều.
+ Yếu tố hữu sinh: Khi có silic trong lá và thân sẽ tăng cường vận chuyển Carbon xuống rễ là cho đất vùng rễ (rhizosphere) có nhiều oxy giúp vi sinh vật háo khí có lợi hoạt động tốt hạn chế ngộ độc hữu cơ. Tăng cường kháng sinh như chống chịu các sâu bệnh gây hại có ý nghĩa cho cây trồng.
Đất trồng cây lâu năm phần lớn là thiếu Si do hàng vụ hàng năm nông dân chỉ trả lại cho đất là các phân đa lượng như NPK. Vì vậy thiếu Si là việc thường xuyên và nên trả lại Si cho đất hay thông qua cây trồng bởi phân qua lá có chứa Si là rất cần thiết để có được nền “Nông Nghiệp Bền Vững”.
Sắt là một dinh dưỡng vi lượng cần thiết cho hầu hết cho cây trồng và các sinh vật sống gây bệnh. Sắt là chất xúc tác trong sự hình thành các loài vi sinh vật háo khí nhưng cây trồng có thể sử dụng sắt để làm tăng “stress” oxid hóa cục bộ để phản ứng chống lại mầm bệnh. Sắt hỗ trợ như là rào cản của cây trồng chống lại bệnh hại xâm nhập và sự nhạy cảm khi thiếu Sắt thì cây trồng tiết ra các hợp chất “phenolic”. Một số bệnh hại cây trồng bị áp lực mạnh bởi việc ứng dụng phân có Sắt cho cây trồng. Phân bón có Fe cung cấp cho cây trồng có ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động trao đổi chất của cây và cũng giúp cho việc sản xuất ra hỗn hợp kháng vi sinh. Đối với các bệnh xâm nhiễm qua rễ, vai trò của Fe là phòng trừ sinh học đối với bệnh do vi khuẩn vì nó tạo ra các chất “Chelating Fe” được gọi là “siderophores” (kị sắt) trong đất thiếu Fe. Các chất kị sắt (siderophores) cũng tham gia vào quá trình tổng hợp các hợp chất kháng sinh ngăn chặn sự bốc hơi cho cây trồng. Tùy thuộc vào cây trồng, cơ chế kích hoạt để ngăn ngừa bởi các chất kị sắt (siderophores) liên quan đến đặc tính riêng thu nhận Fe của chúng hoặc nhận qua trung gian thụ thể như trong trường hợp kích hoạt miễn dịch (immunity).
Kẽm (Zn) đóng một vai trò quan trọng trong việc kích hoạt các enzymes tham gia vào các con đường trao đổi chất khác nhau, đặc biệt là trong quá trình tổng hợp protein và tinh bột, do đó nồng độ kẽm thấp gây ra sự tích tụ các acid amin và làm giảm lượng đường trong mô cây trồng. Kẽm cũng tham gia vào việc duy trì tính toàn vẹn của màng sinh học (biomembranes). Khi thiếu Zn làm gia tăng sự rò rỉ màng sinh học do hiện diện của các hợp chất có trọng lượng phân tử thấp, sự hiện diện của chúng trở thành chất nền thích hợp hơn cho các mầm bệnh làm thức ăn. Thiếu Zn, rò rỉ chất đường lên bề mặt lá làm tăng mức độ nhiễm nấm bệnh cho cây trồng. Mặt khác, việc sử dụng Zn có tác động tích cực đến khả năng chống chịu bệnh thối rễ, thối thân do nấm. Việc bổ sung Zn đóng một vai trò quan trọng trong khả năng chống chịu bệnh.
Mangan (Mn) là dinh dưỡng vi lượng cần cần thiết cho cây trồng, Mn được nghiên cứu nhiều nhất về tác dụng đối với bệnh hại và tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển tính đề kháng của cây trồng. Mn đóng một vai trò quan trọng trong sinh tổng hợp các hợp chất lignin và phenol, cây trồng có dinh dưỡng Mn thích hợp sẽ ngăn cản quá trình tổng hợp amino peptidase tạo ra các acid amin cần thiết cho sự phát triển của nấm. Mn chịu trách nhiệm tạo ra các “cation lignin” của vách tế bào, đóng vai trò như một rào cản chống lại bệnh, bón phân có Mn vào trong đất thì ít bị áp lực của nhiều loại bệnh và khi phun Mn trên lá thì chỉ hiệu quả đối với các bệnh tấn công trên lá nhưng không có hiệu quả trong việc ngăn chặn mầm bệnh ở rễ vì khả năng di chuyển trong “libe” của Mn kém.
Đồng (Cu) là thành phần của nhiều enzymes (polyphenol oxidase, diamine oxidase, v.v.) là quan trọng cho sự tổng hợp lignin mang lại độ cứng chắc và khỏe mạnh của vách tế bào. Mộ số bệnh hại không tấn công cây trồng được là do Đồng làm tăng “cation lignin”. Thiếu Đồng cũng làm thay đổi cấu trúc lipid trong màng tế bào, chất cần thiết cho khả năng chống lại “stress” sinh học. Phân bón có Đồng đã làm giảm mức độ nghiêm trọng của nhiều loại bệnh do nấm và vi khuẩn có liên quan đến sự ổn định của vách tế bào và sự lignin hóa ở cây trồng.
Cây trồng thường cần số lượng B không nhiều, tuy nhiên khi cây trồng bị thiếu B cây bị rối loạn sinh lý. Cây trồng thiếu B thường không thể hiện rõ trên các lá của cây trồng.
Phân tích trọng lượng khô của lá cây trồng thì B được chia ra làm 3 nhóm:
+ Cây họ Hòa bản (Poaceae hay Graminae) cấn rất ít B nên ít thể hiện sự thiếu B, trong nóm nầy thường thì hàm lượng biến động từ 4-10μg/g trọng lượng chất khô. Trong nhóm nầy cây lúa và cây bắp thuộc họ hòa bản có hàm lượng B lần lượt là 5mg/kg và 8,6mg/kg trọng lượng chất khô.
+ Cây một lá mầm (Monocot) và cây 2 lá mầm (Dicot) nhưng không phải là cỏ có hàm lượng B biến động từ 20-80μg/g trọng lượng chất khô. Trong nhóm có Ớt, Cà chua, Dưa leo theo thứ tự là 30,9; 31,3; 36,5mg/kg trọng lượng chất khô. (các cây nầy khi thiếu B dễ bị nứt trái, dưa leo cứng, thịt có màu trắng, hạt lép, ăn đắng).
+ Cây to thân gỗ thường thi hàm lượng B biến động trên 80μg/g trọng lượng chất khô.
Cây trồng hấp thu B qua Boric acid (H3PO3) hay Borate (B(OH)4).
Trong đất thường thì sự phân bổ của B biến động từ 10-100mg/kg đất. Còn trong cây trồng thông thường B hòa tan chỉ đạt 10% trong B tổng số. Khi bón B vào đất cây trồng hấp thu khoảng 10%, còn lại trong đất khoảng 30-40% và bị rò rỉ khỏi tầng đất mặt từ 40-60%.
B giúp hạt phấn hoa khỏe kéo dài tuổi thọ, phát triển hạt và trái. B giúp vận chuyển đường và tinh bột, giúp Kali vận chuyển đến các khí khổng để cân bằng nước.
Khi cây thiếu B rễ ngắn, lông hút giảm đi, dịch tiết từ rễ có lượng đường ít nên cũng ít vi sinh vật hoạt động xung quanh vùng rễ. Phần bên trên thì chồi kém phát triển, nhiều chồi ngọn nhưng rất ngắn, gân lá hơi vàng, trái bị nứt, trái méo dễ bị rụng, trái ít hạt và chín trước khi trái già.
Với các thành phần dinh dưỡng của cây trồng thuộc trung và vi lượng thì có 2 cách trộn (mixing) hay phối hợp (compound) trong phân đa lượng và phun qua lá (foliar spray). Tuy nhiên, khi thấy cây trồng có triệu chứng thiếu thì việc cung cấp qua lá sẽ tăng hiệu lực nhanh chóng hơn.
Với các công dụng như kể ở phần trên Tập đoàn Annong có các loại phân qua lá cho cây ăn trái như sau:
3). 1. BOroplus với thành phần là B có hàm lượng là 150mg/lít.
3). 2. Annong GROW BOZn GOLD là phân bón lá với thành phần NPK và B và Kẽm (Zn).
3). 3. RỒNG VÀNG Amino & Zn, thành phần gồm có NPK, Amino acid và Zn.
3). 4. ANNONG GROW-GABA, Chống rụng trái, thành phần Ca, GA3.
3). 5. ANONG GROW MANYFRUIT, Đậu trái, thành phần B, beta-NOA, Alpha-NAA.
3). 6. ANNONG GROW Giant Fruit, Lớn trái & To hạt, Thành phần B, Cu, Fe, Zn, Ca, GA3 và Kali.
3). 7. ANNONG GROE Excellent, Đẹp và Bóng trái, thành phần B Mg, Ca và Đạm.
3). 8. ANNONG GROE LEAF, Tốt lá, thành phần NPK và GA3.
3). 9. ANNONG GROW Zn/P, Giàu Kẽm và Lân.
3). 10. ANNONG GROW Kali TE, Kali CAO, Cứng cây tốt hạt Đẹp trái, thành phần Cu, Fe, Zn, B và Kali.
3). 11. ANNONG GROW OCEAN, RA RỄ, thành phần NPK, Acid Alginic và BA.
3). 12. MaxproPhos, Giàu Lân và Magnesium.
3). 13, Brexil-Mix, Cần thiết cho cây trồng, thành phần Cu, Fe, Zn, Mn, Mg, B và Mo.
3). 14. HI CALCIPLUS 405 + TE, Chống thối trái, nứt trái, sượng trái, trái sáng và đẹp.
3). 15. ZincPlus 750, thành phần Đạm và Zn.